• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
7
9
1
1
1
0
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 29 Tháng Mười Hai 2014 1:35:00 CH

Từ ngày 1-1-2015: Áp dụng quy định thu hồi sản phẩm thải bỏ

Bắt đầu từ ngày 1-1-2015, chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có trách nhiệm thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ thuộc nhóm thiết bị điện, điện tử dân dụng và công nghiệp; pin ắc quy; thuốc sử dụng cho người; hóa chất dùng trong công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản; dầu nhớt; săm lốp ô tô, xe máy. Hiện nay, tại TPHCM Sở Tài nguyên - Môi trường đang ráo riết chuẩn bị cho việc triển khai quy định trên.

Từ ngày 1-1-2015: Áp dụng quy định thu hồi sản phẩm thải bỏ

Thứ hai, 29/12/2014, 08:56 (GMT+7)

 

Bắt đầu từ ngày 1-1-2015, chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có trách nhiệm thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ thuộc nhóm thiết bị điện, điện tử dân dụng và công nghiệp; pin ắc quy; thuốc sử dụng cho người; hóa chất dùng trong công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản; dầu nhớt; săm lốp ô tô, xe máy. Hiện nay, tại TPHCM Sở Tài nguyên - Môi trường đang ráo riết chuẩn bị cho việc triển khai quy định trên.

 

Lượng rác thải tăng nhanh

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường cho biết, trong những năm qua, với sự phát triển nhanh chóng của các ngành sản xuất thì việc phát sinh ô nhiễm môi trường từ sản xuất, tiêu thụ và thải bỏ ngày càng gia tăng. Theo báo cáo tổng hợp về điều tra, thống kê, dự báo tình hình phát sinh, thu gom và xử lý chất thải rắn (CTR) công nghiệp, nguy hại, sinh hoạt trên phạm vi toàn quốc của Tổng cục Môi trường, số lượng phát sinh CTR trung bình 8.833.000 tấn CTR công nghiệp không nguy hại, 1.712.000 tấn CTR công nghiệp nguy hại, 25.000 tấn CTR y tế nguy hại, 9.136.000 tấn CTR sinh hoạt đô thị. Ngoài ra, trên toàn quốc có có 1.324 làng nghề được công nhận và 3.221 làng có nghề, lượng CTR phát sinh tại các làng nghề rất khác nhau và lượng CTR phát sinh ngày một tăng, chỉ tính riêng Hà Nội với 255 làng nghề CTR phát sinh 207,3m³/ngày (khoảng 100 tấn/ngày).

Người dân chuyển giao sản phẩm thải bỏ sau sử dụng tại hệ thống siêu thị Co.opmart.

Lượng CTR tăng nhanh nhưng công tác thu gom và xử lý không đáp ứng được yêu cầu. Hiện toàn bộ lượng CTR sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn. Về công tác thu gom, cho đến nay chỉ mới thu gom được khoảng 70% CTR sinh hoạt đô thị, 44% CTR sinh hoạt thị trấn, 39% CTR sinh hoạt cấp xã. Còn tại khu vực nông thôn thì gần như tỷ lệ thu gom rất ít. Mặt khác, việc xử lý sau thu gom cũng rất lạc hậu, chưa đảm bảo an toàn cho môi trường. 85% lượng rác thải đô thị được xử lý bằng biện pháp chôn lấp. Còn lại số ít được tái chế thành phân hữu cơ compost.

 

Cấp thiết giảm thải chất ô nhiễm

Việc gia tăng sức tiêu dùng trong xã hội đã kéo theo mức độ gia tăng nhanh các sản phẩm thải bỏ đã, đang là thách thức không nhỏ đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường sống. Theo Giáo sư Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Tài nguyên - Môi trường, một trong những nguồn thải gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nước thải, khí thải tại hầu hết các tỉnh thành chính là từ nước rỉ rác. Việc tiêu dùng quá mức mà không tính đến trách nhiệm của nhà sản xuất, người tiêu dùng đang đổ gánh nặng lớn lên chi phí ngân sách phải dành cho xử lý rác thải. Do đó việc quản lý sản phẩm thải bỏ đang trở thành cấp bách và đó cũng là lý do để Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 50/2013 QĐ-TTg quy định về việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.

Quyết định này là cơ sở pháp lý quan trọng quy định vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan từ quá trình sản xuất, lưu thông, sử dụng đến thải bỏ, thu hồi và xử lý các sản phẩm. Việc này nhằm gắn trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu đối với sản phẩm do mình bán ra thị trường cho đến khi sản phẩm đó được xử lý đảm bảo an toàn đối với môi trường, đây cũng là xu hướng mà các nước trên thế giới đang áp dụng. Quy định chịu trách nhiệm đối với toàn bộ vòng đời sản phẩm có ý nghĩa thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng cải tiến quy trình, công nghệ sản xuất để tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường. Thực hiện thu hồi và xứ lý sản phẩm thải bỏ tại Việt Nam thời điểm hiện nay sẽ tạo điều kiện cho ngành công nghiệp môi trường phát triển và tiết kiệm được nguồn tài nguyên vốn hạn hữu, khắc phục tình trạng thu gom, tái chế manh mún, thủ công tại các làng nghề đang gây tác động xấu đến môi trường. Ông Nguyễn Văn Hưng, Vụ Chính sách pháp chế Bộ Tài nguyên - Môi trường nhấn mạnh, bắt đầu từ ngày 1-1-2015, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu sản phẩm thải bỏ nằm trong nhóm sản phẩm quy định trên có trách nhiệm thiết lập các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ; thỏa thuận với người tiêu dùng về cách thức chuyển giao và tiếp nhận sản phẩm thải bỏ tại điểm thu hồi, vận chuyển đến cơ sở xử lý… Song song với đó, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, người tiêu dùng, cơ sở thu gom và xử lý sản phẩm thải bỏ được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thiết lập điểm thu hồi để tiếp nhận sản phẩm thải bỏ là chất nguy hại thì được miễn đăng ký chủ nguồn thải chất thải gây nguy hại.

Có thể nói, sự ra đời của quyết định này là cơ sở để khuyến khích người dân và các doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào công tác bảo vệ môi trường của tỉnh, thành phố, hỗ trợ cơ quan quản lý trong việc thu gom và xử lý chất thải rắn, tạo điều kiện cho hoạt động phân loại rác tại nguồn.

- See more at: http://www.sggp.org.vn/moitruongdothi/2014/12/371440/#sthash.IfAtirrM.dpuf


Lượng rác thải tăng nhanh

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường cho biết, trong những năm qua, với sự phát triển nhanh chóng của các ngành sản xuất thì việc phát sinh ô nhiễm môi trường từ sản xuất, tiêu thụ và thải bỏ ngày càng gia tăng. Theo báo cáo tổng hợp về điều tra, thống kê, dự báo tình hình phát sinh, thu gom và xử lý chất thải rắn (CTR) công nghiệp, nguy hại, sinh hoạt trên phạm vi toàn quốc của Tổng cục Môi trường, số lượng phát sinh CTR trung bình 8.833.000 tấn CTR công nghiệp không nguy hại, 1.712.000 tấn CTR công nghiệp nguy hại, 25.000 tấn CTR y tế nguy hại, 9.136.000 tấn CTR sinh hoạt đô thị. Ngoài ra, trên toàn quốc có có 1.324 làng nghề được công nhận và 3.221 làng có nghề, lượng CTR phát sinh tại các làng nghề rất khác nhau và lượng CTR phát sinh ngày một tăng, chỉ tính riêng Hà Nội với 255 làng nghề CTR phát sinh 207,3m³/ngày (khoảng 100 tấn/ngày).


Người dân chuyển giao sản phẩm thải bỏ sau sử dụng tại hệ thống siêu thị Co.opmart.

Lượng CTR tăng nhanh nhưng công tác thu gom và xử lý không đáp ứng được yêu cầu. Hiện toàn bộ lượng CTR sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn. Về công tác thu gom, cho đến nay chỉ mới thu gom được khoảng 70% CTR sinh hoạt đô thị, 44% CTR sinh hoạt thị trấn, 39% CTR sinh hoạt cấp xã. Còn tại khu vực nông thôn thì gần như tỷ lệ thu gom rất ít. Mặt khác, việc xử lý sau thu gom cũng rất lạc hậu, chưa đảm bảo an toàn cho môi trường. 85% lượng rác thải đô thị được xử lý bằng biện pháp chôn lấp. Còn lại số ít được tái chế thành phân hữu cơ compost.

Cấp thiết giảm thải chất ô nhiễm

Việc gia tăng sức tiêu dùng trong xã hội đã kéo theo mức độ gia tăng nhanh các sản phẩm thải bỏ đã, đang là thách thức không nhỏ đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường sống. Theo Giáo sư Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Tài nguyên - Môi trường, một trong những nguồn thải gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nước thải, khí thải tại hầu hết các tỉnh thành chính là từ nước rỉ rác. Việc tiêu dùng quá mức mà không tính đến trách nhiệm của nhà sản xuất, người tiêu dùng đang đổ gánh nặng lớn lên chi phí ngân sách phải dành cho xử lý rác thải. Do đó việc quản lý sản phẩm thải bỏ đang trở thành cấp bách và đó cũng là lý do để Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 50/2013 QĐ-TTg quy định về việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.

Quyết định này là cơ sở pháp lý quan trọng quy định vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan từ quá trình sản xuất, lưu thông, sử dụng đến thải bỏ, thu hồi và xử lý các sản phẩm. Việc này nhằm gắn trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu đối với sản phẩm do mình bán ra thị trường cho đến khi sản phẩm đó được xử lý đảm bảo an toàn đối với môi trường, đây cũng là xu hướng mà các nước trên thế giới đang áp dụng. Quy định chịu trách nhiệm đối với toàn bộ vòng đời sản phẩm có ý nghĩa thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng cải tiến quy trình, công nghệ sản xuất để tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường. Thực hiện thu hồi và xứ lý sản phẩm thải bỏ tại Việt Nam thời điểm hiện nay sẽ tạo điều kiện cho ngành công nghiệp môi trường phát triển và tiết kiệm được nguồn tài nguyên vốn hạn hữu, khắc phục tình trạng thu gom, tái chế manh mún, thủ công tại các làng nghề đang gây tác động xấu đến môi trường. Ông Nguyễn Văn Hưng, Vụ Chính sách pháp chế Bộ Tài nguyên - Môi trường nhấn mạnh, bắt đầu từ ngày 1-1-2015, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu sản phẩm thải bỏ nằm trong nhóm sản phẩm quy định trên có trách nhiệm thiết lập các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ; thỏa thuận với người tiêu dùng về cách thức chuyển giao và tiếp nhận sản phẩm thải bỏ tại điểm thu hồi, vận chuyển đến cơ sở xử lý… Song song với đó, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, người tiêu dùng, cơ sở thu gom và xử lý sản phẩm thải bỏ được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thiết lập điểm thu hồi để tiếp nhận sản phẩm thải bỏ là chất nguy hại thì được miễn đăng ký chủ nguồn thải chất thải gây nguy hại.

Có thể nói, sự ra đời của quyết định này là cơ sở để khuyến khích người dân và các doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào công tác bảo vệ môi trường của tỉnh, thành phố, hỗ trợ cơ quan quản lý trong việc thu gom và xử lý chất thải rắn, tạo điều kiện cho hoạt động phân loại rác tại nguồn.


 

 

Theo Báo SGGP online.

 


Số lượt người xem: 3184    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm