• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
7
9
0
6
2
0
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 23 Tháng Mười Hai 2014 12:40:00 CH

Phê duyệt Chiến lược quản lý Tổng hợp đới bờ Việt Nam 2020 tầm nhìn 2030: Tất cả các Bộ, ngành cùng vào cuộc!

  

Ảnh minh họa

 
Đới bờ của Việt Nam sạch, đẹp và an toàn để sinh sống, làm việc và đầu tư; nơi mọi người dân được quyền làm chủ và hưởng thụ tối đa các giá trị tự nhiên, văn hóa, lịch sử, sinh thái, cảnh quan được bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo là định hướng cơ bản đến năm 2030 của Chiến lươc quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam 2020 tầm nhìn 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
 

Đổi mới tư duy quản lý biển

Tiếp nối thành công của Chương trình 158 (Quản lý tổng hợp đới bờ vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ), Bộ TN&MT đã xây dựng Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam với việc chuyển từ việc thực hiện phương thức quản lý mới này trên 14 tỉnh ven biển thuộc Chương trình 158 lên toàn bộ 28 tỉnh, thành ven biển của Việt Nam.

Sau nhiều năm chỉnh sửa và tích cực truyền thông về một phương thức quản lý nhà nước mới, vì một môi trường phát triển kinh tế bền vững, ngày 17/12 vừa qua, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định ban hành chiến lược này với mục tiêu chủ yếu được khẳng định là: Đổi mới tư duy và phương thức quản lý tài nguyên biển nhằm khắc phục tính phân tán trong cách tiếp cận quản lý đơn ngành, theo lãnh thổ; tập trung vào giải quyết các vấn đề đa ngành, đa mục tiêu, liên vùng để hướng tới phát triển bền vững ở đới bờ về mặt môi trường, kinh tế và xã hội. Đồng thời, củng cố, hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật về quản lý tổng hợp đới bờ, góp phần vào quá trình hoàn thiện và vận hành thông suốt thể chế quản lý tổng hợp, thống nhất biển đảo và thực hiện có hiệu quả Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

  Hạn chế đến mức thấp nhất xung đột giữa bảo vệ, bảo tồn với khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế; tạo lập sinh kế bền vững cho các cộng đồng ven biển, tăng cường năng lực và khả năng ứng phó với sự cố môi trường, thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của các tổ chức xã hội và cộng đồng vào các hoạt động quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường đới bờ; các quá trình lập kế hoạch, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên và không gian của đới bờ.

Chiến lược đề ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là: Hoàn thiện chính sách, pháp luật tạo cơ sở pháp lý thực hiện hiệu quả quản lý tổng hợp đới bờ; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên ở đới bờ; đảm bảo hài hòa lợi ích giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường; bảo vệ, duy trì và phục hồi các sinh cảnh, hệ sinh thái, tài nguyên, nguồn lợi và các giá trị tự nhiên, văn hóa, lịch sử tại đới bờ; ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực do con người, tự nhiên và biến đổi khí hậu đến tài nguyên và môi trường đới bờ.

Ngoài ra phải tiến hành đào tạo, nâng cao nhận thức cho các bên liên quan và cộng đồng về quản lý tổng hợp đới bờ, các tài nguyên, giá trị tự nhiên và những đe dọa tự nhiên đến đời sống, an sinh xã hội ở đới bờ; đồng thời tăng cường sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong quá trình xây dựng các chính sách và triển khai thực hiện các hoạt động liên quan đến quản lý tổng hợp đới bờ.

Tăng cường trách nhiệm của các Bộ, ngành

Để có cơ sở thực hiện các giải pháp quản lý hiệu quả vùng bờ, Chiến lược đưa ra mục tiêu cơ bản đầu tiên là hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý tổng hợp đới bờ để khắc phục những lỗ hổng, sự chồng chéo và các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống chính sách, pháp luật hiện hành. Từ đó, đề xuất sửa đổi, điều chỉnh và ban hành mới các văn bản pháp luật giúp thực hiện hiệu quả các hoạt động quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường đới bờ cấp quốc gia và tỉnh.

 Cần tiếp tục xây dựng và thể chế hóa cơ chế điều phối, phối hợp đa ngành, liên ngành và liên địa phương về quản lý tổng hợp đới bờ, để tăng cường tính nhất quán, sự thống nhất trong quá trình ra quyết định; giảm thiểu các xung đột lợi ích giữa các ngành và địa phương trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên và không gian đới bờ trong bối cảnh quản lý đới bờ hiện nay còn thuộc về nhiều Bộ, ban, ngành khác nhau và phân cấp quản lý.

Xây dựng và ban hành các hướng dẫn phân định ranh giới biển cho các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương, từ đó xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và tăng cường hiệu quả phối hợp trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển. Đồng thời, xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin tổng hợp phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ cấp quốc gia và tỉnh, để hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý Nhà nước, việc lập quy hoạch, kế hoạch, chiến lược liên quan đến quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đới bờ, hướng tới phát triển kinh tế - xã hội bền vững; giúp việc quản lý và chia sẻ thông tin, dữ liệu được xuyên suốt, thống nhất từ cấp trung ương đến địa phương, giữa các Bộ, ban ngành và bên liên quan. Quá trình cập nhật, khai thác, sử dụng và chia sẻ thông tin dữ liệu phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ được thực hiện dựa trên cơ chế quản lý và chia sẻ thông tin dữ liệu, trong đó trách nhiệm và quyền truy cập thông tin dữ liệu của các bên liên quan được phân định rõ.

Để làm đươc điều này, Chiến lược đã làm rõ khâu tổ chức hoạt động với việc chỉ ra cần thành lập Ban điều phối thực hiện Chiến lược, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, Trưởng Ban điều phối là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các thành viên của Ban là Lãnh đạo của các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cùng Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương.

Theo chức năng, nhiệm vụ của mình, các Bộ, ngành chủ động phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công. Đồng thời, lồng ghép các nội dung của Chiến lược trong quá trình hoạch định chính sách; xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển của ngành mình;  định kỳ hàng năm xây dựng báo cáo kết quả, tình hình thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong Chiến lược, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Kim Liên


Số lượt người xem: 3214    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm