• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
7
9
1
4
6
9
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 29 Tháng Mười Hai 2014 12:40:00 CH

Góp ý Dự thảo lần 5 Luật TNMT biển và hải đảo

  

Toàn cảnh Hội thảo

 
Sáng 29/12, Bộ TN&MT đã tổ chức Hội thảo góp ý vào Dự thảo lần 5 Luật TNMT biển và hải đảo. Tới dự có Thứ trưởng Bộ TN&MT Chu Phạm Ngọc Hiển; bà Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cùng đại diện các Bộ, ngành liên quan và 6 Sở TNMT tỉnh, thành có biển.
 

Hội thảo này lấy ý kiến cụ thể cho vấn đề xác định “Phạm vi, đối tượng quản lý tổng hợp TNMT biển và hải đảo và hành lang bảo vệ bờ biển trong quản lý tổng hợp vùng bờ”. 
Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển cho biết, quản lý tổng hợp là quá trình quản lý việc khai thác và sử dụng khôn khéo, an toàn tài nguyên và môi trường vùng ven biển để đạt các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững; nâng cao đời sống cho cư dân vùng ven biển; bảo vệ tài nguyên - môi trường biển. Đi từ khái niệm “quản lý tổng hợp”, Dự thảo Luật TNMT biển và hải đảo đã xác định các đối tượng, phạm vi quản lý cũng như hành lang cần bảo vệ vùng bờ. Tuy nhiên, để Luật TN&MT biển và hải đảo khi được ban hành sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống, các đại biểu thuộc các Bộ, ngành cũng như các địa phương cần bàn thảo và góp ý kỹ hơn cho việc hoàn thiện các vấn đề nêu trên.
Theo báo cáo đề dẫn, đối tượng phải quản lý tại vùng bờ trong Dự thảo Luật bao gồm: Tài nguyên (khách thể); Các hoạt động kinh tế xã hội (chủ thể). Để quản lý được các đối tượng trên, trước hết cần hiểu bản chất của các đối tượng và khoanh dạng các hệ đối tượng như: tài nguyên phi sinh vật; tài nguyên sinh vật; Tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái, kỳ quan địa chất; Các giá trị văn hóa, lịch sử và con người (Tài nguyên nhân văn). Theo đó, cần làm rõ đặc tính của hệ sinh thái và các hoạt động kinh tế xã hội chủ yếu tác động lên hệ sinh thái; Xung đột giữa các hoạt động kinh tế ; Ô nhiễm và các sự cố môi trường; Suy thoái tài nguyên và tác động của thiên tai. Qua đó, thấy rõ những bất cập trong công tác quản lý, khai thác biển đảo trong quản lý, thể chế chính sách, nhân lực và năng lực quản lý, sự tham gia của các bên liên quan và cộng đồng vào quá trình quản lý đồng thời đề xuất nội hàm của phương pháp quản lý tổng hợp tác động đến từng đối tượng thuộc phạm vi quản lý vùng bờ.
Các đại biểu đã thảo luận và góp ý kiến sâu sắc về những vấn đề quan trọng trong việc xác định cụ thể các đối tượng; trách nhiệm quản lý và phân vùng quản lý của bộ ngành cũng như chính quyền địa phương; đồng thời phân tích rõ hành lang bảo vệ vùng bờ với những ví dụ cụ thể từ thành phố Đà Nẵng đang là điểm nhấn quan trọng trong việc đi tiên phong quản lý tổng hợp vùng bờ hiện nay.

Kim Liên


Số lượt người xem: 3001    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm