■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với nhà đã xây dựng của Công ty TNHH Xây dựng Thế Minh tại phường Thạnh Mỹ Lợi, thành phố Thủ Đức  (09/05)
■  Thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở, công trình xây dựng của chủ đầu tư  (09/05)
■  Lấy ý kiến góp ý Dự thảo “Quy định về điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất và điện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”  (08/05)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Xây dựng mới khối nhà A trụ sở Sở Xây dựng” tại số 60 Trương Định, phường Võ Thị Sáu, Quận 3 của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp  (07/05)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường  (07/05)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án “Đầu tư xây dựng Tổ hợp dịch vụ Thương mại” tại số 02 Hồng Hà, Phường 2, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh của Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự  (07/05)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
9
5
2
0
0
2
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 03 Tháng Mười Hai 2015 1:55:00 CH

Xử lý triệt để cơ sở sản xuất ô nhiễm môi trường

 

 

 (SGGP).- Ngày 2-12, UBND TPHCM đã tổ chức họp rà soát di dời, xử lý các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường.

 

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường TP, qua rà soát, TP hiện có khoảng 464 doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm môi trường, trong đó có 12 cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng. Ngoài ra, còn tồn đọng 371 cơ sở sản xuất không phù hợp quy hoạch.

 

Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Tất Thành Cang yêu cầu, để cải thiện môi trường sống, nhất thiết không thể để tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm chính thực hiện di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm;  phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện và hàng quý phải có báo cáo tiến độ với UBND TP.


Riêng với các DN gây ô nhiễm môi trường nằm trong danh sách phải di dời từ năm 2003 phải xử lý triệt để. Cụ thể, Công ty TNHH Nước mắm Việt Hương Hải đến cuối tháng 12-2015 phải chấm dứt hoạt động và buộc di dời. Công ty TNHH MTV Đóng tàu và Thương mại Petrolimex, Công ty TNHH MTV Đóng tàu Bình Triệu, Công ty TNHH SX giấy và Bao bì Thăng Long, Công ty Xi măng Hà Tiên không còn gây ô nhiễm nhưng không phù hợp với chương trình quy hoạch đô thị của TPHCM, nên tiếp tục chuyển sang chương trình di dời vì không đúng quy hoạch. 2 Công ty TNHH MTV dệt Sài Gòn và Công ty cổ phần dệt may Gia Định Phong Phú thì phải xử lý bằng cách niêm phong hai công đoạn nhuộm và tiến tới di dời vào KCX, KCN.

 

 

Nguồn: Báo SGGP.

 


Số lượt người xem: 3544    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm