■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất tại phường Tân Tạo, quận Bình Tân do Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Lê Thành sử dụng  (20/05)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất 7.078m2 tại số 60/68 đường Lâm Văn Bền, phường Tân Kiểng, quận 7 do Công ty cổ phần Đầu tư Dầu khí Mỹ Phú làm chủ đầu tư (  (20/05)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất tại khu đất số C14/19 ấp 3, Quốc lộ 1A, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh  (20/05)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án "Cải tạo, sửa chữa Nhà tập luyện thể thao Phú Thọ” tại địa chỉ số 219 đường Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11  (20/05)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất tại số B4/12A, Ấp 2 xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh  (20/05)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất tại phường 7, quận 8 do Công ty TNHH Sản xuất thương mại Lý Khương sử dụng  (20/05)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá căn nhà tại số 130 Lê Thánh Tôn, phường Bến Thành, Quận 1  (20/05)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá căn nhà tại số 37 Nguyễn Trung Ngạn, phường Bến Nghé, Quận 1  (20/05)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất số 432, 434, 436, 438 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3  (20/05)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng xác định giá đất đối với khu đất thuê tại số 97 Pasteur, phường Bến Nghé, Quận 1  (20/05)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
0
0
8
6
5
9
1
Thông tin hoạt động 01 Tháng Sáu 2012 2:20:00 CH

Báo cáo chuẩn bị nội dung kỳ họp Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố lần thứ 10 – Khóa IX và Hội đồng nhân dân thành phố lần thứ 5 – Khóa VIII

 A. Kết quả công tác:

I. Về nghiên cứu phương thức tính toán, chi trả kinh phí cho công tác vệ sinh môi trường ở cấp thành phố, quận – huyện; trong đó huy động thêm các nguồn lực xã hội để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Thành phố (Mục 8, Phần I: Tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng):

Sở Tài nguyên và Môi trường đang làm việc với Công ty Môi trường Đô thị và Công ty TNHH DVCI quận huyện để rà soát và thẩm định lại quy trình vận chuyển để làm cơ sở thanh toán kinh phí cho công tác thu gom vận chuyển theo phương thức: Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ ký hợp đồng thực hiện trực tiếp với Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị để thực hiện các địa bàn còn lại dựa trên nguyên tắc: Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài chính thẩm định đơn giá bình quân về thu gom vận chuyển cho từng đơn vị thực hiện (Công ty MTĐT và các đơn vị quận huyện là B’ của công ty MTĐT) trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành đơn giá làm cơ sở thanh quyết toán (thay cho việc trước đây Liên Sở thẩm định một đơn giá bình quân cho công ty MTĐT).

Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Sở Tài chính và Ủy ban nhân dân các quận 3, 5, 6, 7, 8, 12, Phú Nhuận, Gò Vấp và huyện Nhà Bè về việc phân cấp kinh phí và quản lý thu gom vận chuyển chất thải rắn. Đây là quận huyện không có địa bàn da beo và đủ năng lực đảm đương toàn bộ địa bàn.

Cho đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã nhận được văn bản đăng lý phân cấp của các quận huyện như sau: 5, 6, 7, 8, 11, Gò Vấp, Thủ Đức.

Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức họp với UBND và công ty TNHH MTV DVCI các quận 5, 6, 7, 8, 11, Gò Vấp, Thủ Đức để hướng dẫn các quận huyện này xây dựng phương án tổ chức thực hiện. Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã có văn bản số số 1116/TNMT – CTR ngày 02 tháng 03 năm 2012 của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố về việc hướng dẫn thực hiện phân cấp công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay Sở Tài nguyên và Môi trường đã nhận được phương án của các quận 7, 8, 11 và Gò Vấp.

Sở Tài nguyên và Môi trường đang thúc đẩy các quận huyện còn lại (3, 5 và Thủ Đức) hoàn thành phương án để làm cơ sở trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét.

II. Nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ và tăng cường bảo vệ tài nguyên và môi trường và phát triển bền vững (Mục 2, phần V):

1. Tăng cường quản lý nhà nước trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả; hạn chế dần và tiến tới không cho phép khai thác nguồn nước ngầm trong khu vực nội thành. Quan trắc tài nguyên thủy sinh và chất lượng nước về mặt sinh học; giám sát và chia sẻ thông tin dữ liệu môi trường ở các lưu vực hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai đảm bảo cân bằng sinh thái, bảo tồn thiên nhiên và giữ gìn đa dạng sinh học. Triển khai ứng dụng kỹ thuật hạt nhân và đồng vị trong quản lý tài nguyên nước:

Đang tiến hành rà soát Quyết định số 17/2006/QĐ-UBND ngày 09/02/2006 về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn thành phố và dự kiến trình UBND thành phố điều chỉnh trong tháng 12/2012. Hiện Sở đang lấy ý kiến của các sở, ban, ngành, quận huyện về đánh giá kết quả thực hiện Quyết định theo Công văn số 2072/TNMT-QLTN ngày 16/4/2012; Đang hoàn chỉnh nội dung Chỉ thị về tăng cường quản lý tài nguyên nước trên địa bàn thành phố, dự kiến trình UBND thành phố vào cuối tháng 6/2012; Đã trình UBND thành phố triển khai Đề án tập trung đầu mối quản lý tài nguyên nước và Đề án xây dựng bản đồ cấm và hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn TP.HCM theo Công văn số 2234/TNMT-QLTN ngày 20/4/2012 và Công văn số 2235/TNMT-QLTN ngày 20/4/2012.

Đã trình UBND thành phố Quy hoạch khai thác sử dụng khoáng sản rắn TPHCM đến năm 2020; tiến hành thanh kiểm tra việc nạo vét luồng lạch của Công ty Hiệp Phước trên sông Đồng Nai vào tháng 4/2012; UBND thành phố đã có Công văn số 2185/UBND-ĐTMT ngày 14/5/2012 về việc đình chỉ nạo vét của Công ty Hiệp Phước. Hiện đang chuẩn bị cho công tác kiểm tra hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố theo Kế hoạch năm 2012.

Đang chuẩn bị triển khai Đề án Quan trắc tài nguyên thủy sinh và chất lượng nước về mặt sinh học; giám sát và chia sẻ thông tin dữ liệu môi trường ở các lưu vực hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai đảm bảo cân bằng sinh thái, bảo tồn thiên nhiên và giữ gìn đa dạng sinh học.

Đã xây dựng Đề cương Đề án ứng dụng kỹ thuật hạt nhân và đồng vị trong quản lý tài nguyên nước, dự kiến sẽ trình UBND thành phố phê duyệt vào tháng 9/2012.

2. Nâng cao năng lực dự báo của ngành thủy văn. Khai thác và sử dụn hợp lý, có hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản. Thực hiện tốt công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Phối hợp với các bộ ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện Đồ án quy hoạch đất cho các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học nghề và bệnh viện trên địa bàn Thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

Phối hợp với Đài khí tượng thủy văn miền Nam và Phân viện khí tượng thủy văn và môi trường phía Nam thực hiện Đề án “Đánh giá diễn biến mực nước biển, mực nước triều trên các sông lớn thuộc khu vực thành phố và các vùng lân cận phục vụ quy hoạch phát triển các ngành kinh tế-xã hội của thành phố”. Hiện nay, các nội dung của Đề án đã thực hiện xong và nay đang chuẩn bị nghiệm thu và dự kiến nghiệm thu vào tháng 8/2012.

Ngay từ đầu năm 2012, Sở Tài nguyên và môi trường đã tổ chức tập huấn về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các sở ngành, quận huyện; trình UBND thành phố phê duyệt đơn giá và dự toán kinh phí cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp thành phố.; Trình UBND thành phố lập Ban chỉ đạo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp thành phố, chỉ đạo các quận – huyện lập Ban chỉ đạo của địa phương; tham mưu cho UBND thành phố đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường một số chỉ tiêu sử dụng đất của thành phố đến năm 2020; xây dựng Kế hoạch triển khai công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng  đất 05 năm (2011 - 2015) của thành phố.

3. Khai thác có hiệu quả quỹ đất đô thị để tạo nguồn vốn đầu tư. Tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng cho nhà đầu tư thông qua việc công khai, minh bạch quy hoạch sử dụng đất và công bố quỹ đất, kiên quyết thu hồi các mặt bằng sử dụng không hiệu quả để phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển.

Trong 06 tháng đầu năm 2012, Trung tâm Phát triển quỹ đất tiếp tục tổ chức thu hồi 44 khu đất với tổng diện tích 2.732,3178ha, trong đó:

- Đã hoàn thành công tác thu hồi và tiếp nhận, quản lý 04 khu đất tại Quận 1, Bình Tân và Thủ Đức với tổng diện tích 2,2494ha (đã chuyển giao cho Thành ủy Thành phố 01 khu đất với diện tích 1,3675ha).

- Đang thu hồi xử lý 40 khu đất, tổng diện tích 2.730,0684ha.

- Lập thủ tục đưa ra bán đấu giá quyền sử dụng đất 06 khu đất trên địa bàn Quận 12, Bình Tân, Gò Vấp và huyện Bình Chánh.

4. Triển khai có hiệu quả Quyết định số 26/2011/QĐ-UBND ngày 14/5/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX về Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011 – 2015. Hạn chế tối đa mức độ ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn do sản xuất và giao thong đồng thời tiến hành điều tra nguồn thải công nghiệp có ảnh hưởng đến chất lượng không khí trên địa bàn Thành phố:

Đã đạt được một số chỉ tiêu theo Kế hoạch đề ra:

- 100% Khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung; vận hành ổn định.

- Trong công tác xử lý chất thải rắn:

+ Làm phân compost chiếm tỉ lệ 15%/ Tổng khối lượng chất thải rắn thu gom xử lý (chỉ tiêu 2011-2015: 40%).

+ Phân loại tái chế (hoàn toàn do tư nhân thực hiện): đạt tỉ lệ 10%  (chỉ tiêu 2011-2015: 10%)

  + Đốt rác phát điện: đang xét chọn dự án. (chỉ tiêu 2011-2015:10%)

+ Chôn lấp hợp vệ sinh đạt tỉ lệ: 75%, (chỉ tiêu 2011-2015: 40%).

Sau hơn 01 năm triển khai thực hiện Chương trình giảm ô nhiễm, bước đầu cho thấy tính khả thi trong công tác quản lý môi trường, tạo tính ổn định lâu dài cho công tác quản lý và xử lý chất thải trên địa bàn thành phố:

- Đã hoàn thành giai đoạn 1 Chương trình điều tra thống kê và xây dựng cơ sở dữ liệu 450 chủ nguồn thải có lưu lượng trên 50m3/ngày đêm trên địa bàn thành phố xả thải trực tiếp ra sông Sài Gòn hoặc trực tiếp ra các kênh nhánh cấp 1, xác định các nguồn thải chính ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Sài Gòn, toàn bộ dữ liệu các nguồn thải điều tra đã được tiến hành số hóa lên bản đồ GIS. Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đang triển khai tiếp giai đoạn 2, dự kiến trong năm 2012 sẽ hoàn thành chương trình này.

- Tổ chức tốt công tác vận động, tuyên truyền, chương trình kiểm tra giám sát định kỳ, kiểm tra, lấy mẫu chất thải, đề xuất hướng xử lý theo quy định.

  - Đảm bảo công tác ngăn chặn, phòng ngừa các dự án có khả năng ảnh hưởng và gây ô nhiễm môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường qua việc tổ chức hướng dẫn và xác nhận hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bản cam kết bảo vệ môi trường của các dự án.

- Việc thực hiện thu phí môi trường đã dần đi vào nề nếp, một số đối tượng nộp phí đã chủ động hơn trong việc kê khai, nộp phí Bảo vệ môi trường đối với nước thải tạo nguồn tài chính để đầu tư cải thiện, giảm ô nhiễm môi trường tại thành phố.

- Công tác quan trắc chất lượng môi trường nước mặt sông Sài Gòn được tiến hành thường xuyên và ổn định.

  - Việc đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác, nhà máy xử lý nước thải tập trung của thành phố, bước đầu đã xử lý được phần lớn rác thải, nước thải của thành phố, tạo mỹ quan sạch đẹp và góp phần giảm ô nhiễm nguồn nước các sông hồ, kênh rạch.

Đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố đã tổ chức Hội nghị Sơ Kết 01 năm thực hiện Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường nhằm đánh giá những mặt tồn tại và đề ra biện pháp thực hiện cho những năm tiếp theo.

5. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, có chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Tăng cường đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường.  Thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý chất thải. Phối hợp các cơ quan có liên quan thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn tại các chợ, siêu thị, khu dân cư cao cấp.

Trong 6 tháng đầu năm, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thành lập 11 Đoàn Thanh tra, kiểm tra về môi trường tại 50 đơn vị, cơ sở. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với 34 đơn vị với tổng số tiền phạt là 2.238.350.000 đồng (hai tỷ hai trăm ba mươi tám triệu ba trăm năm mươi nghìn đồng). Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với 08 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn Quận 12.

6. Phối hợp với Sở Công Thương đẩy mạnh thực hiện đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, chiến lược sản xuất sạch hơn và chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn Thành phố:

Đã xây dựng xong Dự thảo Quy hoạch định hướng về quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố: Quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị, quy hoạch quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, quy hoạch quản lý chất thải rắn y tế, nghĩa trang và bùn thải.

7. Hoàn thiện và triển khai chương trình hành động ứng phó biến đổi khí hậu đối với khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Tuyên truyền phổ biến các kiến thức về biến đổi khí hậu, các hành động phòng tránh khi xảy ra sự cố. Mở rộng hợp tác quốc tế và khu vực về bảo vệ môi trường trong đó có lĩnh vực hợp tác về biến đổi khí hậu.

Báo cáo tiến độ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu của thành phố năm 2012.

Thường trực Ban chỉ đạo đã phối hợp với các sở ngành đề xuất công tác, nhiệm vụ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu của thành phố trong năm 2012 với kinh phí dự kiến là 12.235.000.000 đồng và đã nhận được văn bản góp ý của Sở Kế hoạch Đầu tư và Sở Tài chính.

Tuy nhiên, Chương trình mục tiêu trong năm 2012 là một phần công việc trong Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015 và là một phần công việc được đề xuất thực hiện từng năm. Do đó, khi Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động thì Ban chỉ đạo mới có đủ cơ sở pháp lý trình Ùy ban nhân dân thành phố Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu của thành phố năm 2012.

Hiện nay, Thường trực Ban chỉ đạo đã trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015 tại tờ trình số 13/TTr-BCĐBĐKH ngày 26/04/2012.

8. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 26/10/2007 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam trên địa bàn Thành phố; đẩy mạnh việc triển khai đề án “Đánh giá diễn biến mực nước biển, mực nước triều trên các sông lớn thuộc khu vực Thành phố và các vùng phụ cận phục vụ quy hoạch phát triển bền vững các ngành kinh tế  - xã hội của Thành phố”:

Phối hợp với Đài khí tượng thủy văn miền Nam và Phân viện khí tượng thủy văn và môi trường phía Nam thực hiện Đề án “Đánh giá diễn biến mực nước biển, mực nước triều trên các sông lớn thuộc khu vực thành phố và các vùng lân cận phục vụ quy hoạch phát triển các ngành kinh tế-xã hội của thành phố”. Hiện nay, các nội dung của Đề án đã thực hiện xong và nay đang chuẩn bị nghiệm thu và dự kiến nghiệm thu vào tháng 8/2012.


Số lượt người xem: 3584    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm