• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
7
6
7
1
3
2
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 29 Tháng Mười Một 2016 8:50:00 SA

Quy định các đối tượng phải lập và thực hiện phương án bảo vệ môi trường

 

 



 
Thông tư 31/2016/TT-BTNMT của Bộ TN&MT mới ban hànhquy định rõ: yêu cầu các đối tượng là cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, cơ sở đang hoạt động có loại hình, quy mô tương đương đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP (đối tượng 01) và làng nghề phải lập và thực hiện phương án bảo vệ môi trường.
 

 

Tuy nhiên, Thông tư cũng quy định đối tượng 01 lập phương án bảo vệ môi trường cho các hạng mục, công trình đã hoàn thành và vận hành chính thức theo tiến độ thực tế; trường hợp đã có hệ thống quản lý môi trường, trong đó đã tích hợp nội dung của phương án bảo vệ môi trường theo quy định tại Thông tư này và đã được xác nhận theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 19/2015/NĐ- CP thì không phải lập phương án bảo vệ môi trường.

 

Đối tượng 01 đã có đề án bảo vệ môi trường chi tiết được xác nhận thì phải lập phương án bảo vệ môi trường sau khi được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra việc hoàn thành toàn bộ các công trình bảo vệ môi trường theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

 

Về nội dung phương án bảo vệ môi trường, đối tượng 01 lập phương án bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư và lưu giữ tại cơ sở; làng nghề lập phương án bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư.

 

Thông tư cũng nêu rõ chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp, ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chủ cơ sở có trách nhiệm cập nhật phương án bảo vệ môi trường bảo đảm phù hợp với tình hình, tiến độ triển khai hoạt động; lưu giữ đầy đủ các chứng từ, hóa đơn, nhật ký vận hành, sổ ghi chép và các giấy tờ liên quan theo hướng dẫn.

 

Đồng thời, phải thực hiện kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong phương án bảo vệ môi trường.

 

Thứ nhất, phải xây dựng và bảo đảm năng lực để thực hiện việc phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

 

Thứ hai, khi xảy ra sự cố môi trường, phải có trách nhiệm thông báo kịp thời cho các tổ chức liên quan theo nội dung nêu trong kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; báo động và huy động nguồn nhân lực, trang thiết bị để ứng phó theo mức độ sự cố môi trường; thực hiện biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

 

Thứ ba, trong thời hạn 30 ngày kể từ khi xảy ra sự cố môi trường, phải báo cáo Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Tài nguyên và Môi trường về kết quả ứng phó, khắc phục sự cố môi trường.

 

Thứ tư, phải bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các quy định của pháp luật có liên quan khi gây ra sự cố môi trường.

 

 

Nguồn: CTTĐT

 


Số lượt người xem: 4217    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm