• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
9
5
9
7
3
1
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 22 Tháng Sáu 2015 7:55:00 SA

Xác định thiệt hại về môi trường và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện EMAS

Đó là những nội dung chính tại Tọa đàm Tiêu chí lựa chọn và trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ thu thập dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại về môi trường và Dự thảo đề cương Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện kiểm toán môi trường và quản lý sinh thái (EMAS) do Viện Khoa học Môi trường – Tổng cục Môi trường tổ chức tại TP.HCM ngày 18/6.

 

 




Quang cảnh buổi Tọa đàm

 
 
 
 

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, PGS.TS Phạm Văn Lợi – Viện trưởng Viện Khoa học Môi trường cho biết, trong những năm gần đây, tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp và không chỉ gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe và tài sản của cá nhân, tổ chức mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường tự nhiên nói chung. 

 

Trước thực tiễn đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 113/2010/NĐ-CP ngày 03/12/2010, nay là Nghị định 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường, trong đó xác định rõ trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và xác định thiệt hại đối với môi trường.


Theo quy định tại Nghị định 03/2015/NĐ-CP, để yêu cầu bồi thường thiệt hại thì cần phải tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường, gồm: Xác định các loại dữ liệu, chứng cứ cần thiết để xác định thiệt hại đối với môi trường; lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ quan trắc, đánh giá, đo đạc để thu thập dữ liệu, chứng cứ; tổ chức thẩm định dữ liệu, chứng cứ để tính toán thiệt hại, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

 

Viện Khoa học Môi trường được giao hướng dẫn thực hiện Nghị định 03/2010/NĐ-CP, trong đó có nội dung Tiêu chí lựa chọn và trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ quan trắc, đánh giá đo đạc để thu thập dữ liệu, chứng cứ và hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường tự nhiên.


Đối tượng áp dụng Tiêu chí lựa chọn và trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ quan trắc, đánh giá, đo đạc để xác định thiệt hại về môi trường, hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường: UBND các cấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị cung cấp dịch vụ thu thập dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại về môi trường.


Đại diện Viện Khoa học Môi trường cũng đã trình bày về Dự thảo đề cương Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện kiểm toán môi trường và quản lý sinh thái. Theo đó, nội dung chính về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện kiểm toán môi trường và quản lý sinh thái, gồm: xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ về nhân lực, hỗ trợ về khoa học công nghệ và kỹ thuật, hỗ trợ về thông tin và tuyên truyền.


Nội dung chính về Kiểm toán môi trường và quản lý sinh thái (EMAS), gồm: Quy trình thực hiện EMAS, lợi ích của EMAS, sự khác nhau giữa EMAS và ISO 14001. Trong đó, EMAS có những bước tiến xa hơn so với ISO 14001 thông qua hiệu quả môi trường, an toàn về pháp lý, sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân viên, chỉ số môi trường cốt lõi được tạo ra qua việc so sánh hàng năm trong và giữa các tổ chức, trao đổi công khai và minh bạch, độ tin cậy cao.


Đại diện Viện Khoa học Môi trường cho biết, Kiểm toán môi trường và quản lý sinh thái – EMAS (Eco-management and Audit Scheme) là hệ thống quản lý sinh thái tự nguyện được ghi nhận bởi các nước thành viên liên minh châu Âu (EU), cho phép các tổ chức tham gia đánh giá và cải thiện hiệu quả môi trường và phổ biến, công khai thông tin môi trường tới cộng đồng và các bên liên quan khác.


EMAS được Ủy ban châu Âu giới thiệu trong Luật Kế hoạch Quản lý và Kiểm toán môi trường châu Âu 1836/93 năm 1993 và được phê duyệt lại năm 2001. Đây là công cụ chính sách được các tổ chức ở Liên minh châu Âu tự nguyện tham gia với mục đích cải thiện thực trạng môi trường.


Mục đích của EMAS là quản lý các vấn đề môi trường liên quan tới hoạt động của các tổ chức và cải thiện thực trạng môi trường hiệu quả. Các tổ chức tham gia EMAS sẽ được nhận logo EMAS để chứng nhận độ tin cậy. EMAS có 3 nguyên tắc chính: Thực thi, minh bạch và tin cậy.

 

 

 

Theo Web Bộ TNMT.


Số lượt người xem: 3217    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm