• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
8
4
2
5
9
4
Thông tin tổng hợp lĩnh vực khác 11 Tháng Giêng 2016 8:20:00 SA

Chủ động ứng phó các sự cố thiên tai

 

Trong năm 2015, thiên tai đã làm 154 người chết, 127 người bị thương; 1.242 ngôi nhà bị đổ, sập, trôi; 35.233 nhà bị ngập, hư hại, tốc mái; 445.110ha lúa và hoa màu bị thiệt hại; hàng triệu mét khối đất đá giao thông, thủy lợi bị sạt lở, bồi lấp...

 

 

Mưa lũ gây thiệt hại nghiêm trọng tại Quảng Ninh vào tháng 8-2015

 

Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai thông tin: “Tổng thiệt hại do thiên tai thảm họa gây ra chỉ riêng trong năm 2015 lên tới khoảng 8.114 tỷ đồng”. Trong giai đoạn 2011 - 2015, Thủ tướng Chính phủ đã có các quyết định hỗ trợ các địa phương bị thiệt hại do thiên tai với tổng kinh phí là 7.694 tỷ đồng và 47.298 tấn gạo. Đó là thông tin được Bộ trưởng Bộ NN-PTNT,  Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, đưa ra tại hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành phòng chống thiên tai năm 2015 và giai đoạn 5 năm 2011 - 2015, do Bộ NN-PTNT tổ chức ngày 8-1 tại Hà Nội.

Còn theo ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, mặc dù trong năm 2015 thiên tai xảy ra ít hơn về số lượng nhưng cường độ lại nặng hơn và khoảng 5 năm gần đây, thời tiết liên tục có nhiều hình thái cực đoan, xuất hiện các hiện tượng ở mức kỷ lục như nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao kéo dài kỷ lục (trong vòng 60 năm) tại Bắc bộ và Trung bộ, mưa kỷ lục với lưu lượng lên tới 1.500mm tại Cửa Ông (lớn nhất trong 50 năm), hạn hán kỷ lục tại Nam Trung bộ và Tây Nguyên, xâm nhập mặn tại Nam bộ…

Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng cho biết, hiện đã phân loại và xác định có tới 19 loại hình thiên tai nguy hiểm luôn đe dọa và rình rập. Điều đáng quan ngại là khi đất nước phát triển, chúng ta có nhiều cơ sở hạ tầng kinh tế được xây dựng thì cũng đồng thời phải lo đối mặt với các nguy cơ thiên tai thảm họa, gây thiệt hại nặng nề như bão lũ, động đất... trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt. Tại đồng bằng sông Cửu Long hiện tại đã bắt đầu chịu tác động rất mạnh mẽ của nước biển dâng, một số địa phương như Cà Mau mỗi năm mất khoảng 200 - 300ha đất. Tuy nhiên Chính phủ đã có chiến lược và các biện pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu, nhiệm vụ của chúng ta là phải cụ thể hóa, lựa chọn các giải pháp phù hợp để ưu tiên huy động các nguồn lực sớm triển khai thực hiện. Tại đồng bằng sông Cửu Long, có nơi sẽ xây dựng hệ thống đê biển nhưng cũng có nơi phải trồng rừng và các công trình ngăn mặn, hồ chứa nước ngọt.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu rõ điểm nổi bật nhất là 5 năm qua  nhận thức của người dân và toàn xã hội về phòng chống thiên tai được nâng lên rõ rệt.

Trong giai đoạn tới, các bộ và cơ quan liên quan cần phải cập nhật lại quy hoạch, kế hoạch để phù hợp với kịch bản mới của biến đổi khí hậu. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tác hại của thiên tai và diễn biến khó lường, khó dự báo của biến đổi khí hậu... qua đó phải tăng cường sự chủ động, sẵn sàng ứng phó khi có sự cố.

 

 

 

 

Nguồn: Báo SGGP.


Số lượt người xem: 2779    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm