• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
7
6
8
1
8
4
Thông tin tổng hợp lĩnh vực khác 23 Tháng Bảy 2015 8:05:00 SA

Tác động của biến đổi khí hậu đối với vùng ĐBSCL ngày càng nhanh, mạnh hơn

 

 

 

(TN&MT) - Chiều 22/7/2015, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đã tổ chức hội nghị sơ kết tình hình kinh tế- xã hội vùng Tây Nam bộ 6 tháng đầu năm 2015. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ chủ trì hội nghị cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL.

 

Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Vũ Văn Ninh phát biểu kết luận hội nghị
Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Vũ Văn Ninh phát biểu kết luận hội nghị

 

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ cho, trong 6 tháng đầu năm 2015, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự điều hành năng động, kịp thời của Chính phủ, sự hỗ trợ của các Bộ, Ngành trung ương, sự nỗ lực phấn đấu của cấp ủy Đảng, chính quyền, các doanh nghiệp và nhân dân trong vùng, tình hình kinh tế- xã hội vùng ĐBSCL có những mặt phát triển khá. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) ước đạt trên 213.000 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng ước đạt 8,5%, cơ cấu kinh tế khu vực 1 chiếm 35,79%, khu vực 2 chiếm 25,74%, khu vực 3 chiếm 38,47%.

 

Về sản xuất nông nghiệp, vụ lúa đông xuân xuống giống trên 1,56 triệu ha, giảm khoảng 205.000ha so với cùng kỳ, năng xuất đạt 7,13 tấn/ha, giảm 0,29%, sản lượng đạt trên 1,6 triệu tấn, giảm 200.000 tấn so với cùng kỳ, hiện lúa hè thu xuống giống được trên 1,6 triệu ha, đạt 97% kế hoạch, đã có trên 390.000ha lúa đã thu hoạch, sản lượng trên 2,1 triệu tấn; sản xuất mía đường, hiện vùng có 10 nhà máy đường, 6 tháng đầu năm 2015 đã ép được tên 1,67 triệu tấn mía, giảm trên 122,6 ngày tấn so với cùng kỳ, sản xuất được trên 163,6 ngàn tấn đường, giảm 3,3 ngàn tấn so với cùng kỳ; thủy sản sản lượng ước đạt 1,42 triệu tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng nuôi trồng ước đạt 902.000 tấn, khai thác 518.000 tấn, tăng 2,3% so với cùng kỳ, sản lượng đạt trên 452.000 tấn…; Chỉ số sản xuất công nghiệp đạt 7,8%, giá trị sản xuất đạt 194.000 tỉ đồng,  toàn vùng có 52 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.921ha đa đi vào hoạt động, thu hút được 536 dự án đầu tư, tỉ lệ lấp đầy  cụm công nghiệp 66,7%, tạo việc làm cho gần 60.600 lao động; tổng thu ngân sách đạt 22.894 tỉ đồng, đạt 56,7% dự toán;...

 

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc phát biểu tại hội nghị
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc phát biểu tại hội nghị

 

Ông Nguyễn Phong Quang, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ cũng nhìn nhận, bên cạnh những kết quả đạt được, vùng ĐBSCL vẫn còn một số hạn chế như việc giải quyết đầu ra cho nông sản của vùng còn nhiều khó khăn, thiếu ổn định, tái cơ cấu  nông nghiệp diễn ra chậm, hệ thống kết cầu hạ tầng thủy lợi phục vụ nông nghiệp, các công trình ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng còn hạn chế, yếu kém; một số cơ chế chính sách đặc thù về liên kết hợp tác kinh tế, nông nghiệp cho vùng chưa được ban hành; đời sống của một bộ phận người dân nông thôn còn nhiều khó khăn; tình hình tội phạm ở nông thôn có chiều hướng gia tăng, tai nạn giao thông tuy được kiềm chế nhưng còn xảy ra nhiều.

 

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc cho rằng, vấn đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng đang xảy ra hàng ngày và trực tiếp đến các vùng trong cả nước. Đối với khu vực ĐBSCL, trong thời gian qua còn xảy ra hiện tượng sụt lún đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiến hành kiểm tra lại mức độ sụt lún đất ở ĐBSCL để đề xuất các giải pháp giải quyết căn cơ. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sụt lún đất phải có giải pháp căn cơ mới giải quyết được. Cuối năm nay Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ hoàn chỉnh kịch bản biến đổi khí hậu, cộng với kết quả kiểm tra nguyên nhân sụt lún đất, từ đó sẽ đề xuất giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Vấn đề đặt ra là phải tìm ra giải pháp trồng cây gì, nuôi con gì… để thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, còn việc xây dựng bờ kè, đắp đê chống biến đổi khí hậu, nước biển dâng thì rất khó khăn. “Từ đầu năm đến nay thời tiết trong cả nước rất phức tạp, ở khu vực ĐBSCL nhiều vụ sụt lở đất, xâm nhập mặn… Do vậy rất mong các địa phương trong khu vực phải chú ý đến kịch bản bão, lũ lụt của khu vực, quản lý tốt việc khai thác cát bờ sông là một trong những nguyên nhân gây sụt lở đất…”- Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc đề nghị.

 

 

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Vũ Văn Ninh đánh giá cao những kết quả mà các bộ, ngành, các địa phương vùng ĐBSCL đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo… đều đạt trên mức trung bình so với cả nước. Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, thời gian tới, trong bối cảnh nhiều khó khăn về thời tiết bất thường, tác động biến đổi khí hậu nhanh hơn, mạnh hơn ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, đời sống của người dân; lĩnh vực nông nghiệp đã tái cơ cấu những chưa bền vững, cuộc sống người dân còn khó khăn, hệ thống kết cấu hạ tầng mặc dù trung ương và địa phương đã có nhiều cố gắng, nhưng chưa đồng bộ, là điểm ngẽn của vùng. Một số cơ chế chính sách đặc thù ban hành triển khai còn chậm, tác động đến đời sống một bộ phận của người dân. Diễn biến của khu vực, thế giới tác động đến chúng ta, tiềm ẩn khả năng gây ra bất ổn an ninh, chính trị…

 

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao tặng 10 tỉ đồng cho Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam bộ
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao tặng 10 tỉ đồng cho Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam bộ

“Năm 2015 là năm cuối của giai đoạn 2011-2015, vì vậy các địa phương ở khu vực ĐBSCL cần phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu đã đề ra và xây dựng kế hoạch cho giai đoạn 2016-2020. Đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh liên kết trong sản xuất giữa người dân với người dân, với doanh nghiệp…làm sao đảm bảo được chất lượng gắn với đầu ra sản phẩm, xây dựng được thương hiệu các sản phẩm hàng hóa ngay ở trong nước. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững; sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hóa, đẩy mạnh sắp xếp nông lâm trường, nếu không hiệu quả thì giải thể; đẩy mạnh sắp xếp lại các đơn vị công tiến tới thành lập công ty cổ phần. Các Bộ tiếp tục triển khai đề án về mô hình hợp tác xã kiểu  mới và nhân rộng mô hình này ra, triển khai hội nghị chuyên đề về giáo dục và đào tạo của vùng, đề án liên kết phát triển sản xuất, đề xuất cơ chế chính sách về khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; nắm chắc tình hình biên giới, biển đảo, có giải pháp xử lý nếu có tình huống xảy ra, với tinh thần chủ động, tại chỗ, không để bị động bất ngờ, đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường tuần tra biên giới với camphuchia, đảm bảo an ninh cho các sự kiện quan trọng, huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông cho vùng…”- Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Vũ Văn Ninh chỉ đạo.

 

 

 

 

Theo Báo Tài nguyên và Môi trường.


Số lượt người xem: 4377    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm