• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
8
3
6
8
0
0
Tin tức sự kiện 10 Tháng Tư 2015 8:15:00 SA

Đột phá công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin (CNTT) được Bộ TN&MT coi là khâu đột phá để thực hiện mục tiêu đi tắt đón đầu, góp phần quan trọng vào việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về TN&MT.

 

 





Giao lưu trực tuyến giữa Bộ TN&MT với người dân và doanh nghiệp
 

 CNTT – mục tiêu đi tắt đón đầu

Nhấn mạnh vai trò của CNTT trong quản lý Nhà nước về TN&MT, Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang khẳng định, CNTT đối với ngành TN&MT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong xu thế chung của thế giới là nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị lạm dụng và khai thác quá mức; ô nhiễm môi trường gia tăng, các hiện tượng khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng khốc liệt, gia tăng về cường độ và quy mô... Theo đó, thách thức CNTT đối với ngành TN&MT rất nặng nề với mục tiêu đi tắt đón đầu, ứng dụng mạnh và hiệu quả để góp phần quan trọng vào việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về TN&MT, trong đó khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường bền vững.

 

Từ những quan tâm và chỉ đạo của lãnh đạo Bộ TN&MT, thời gian qua công tác triển khai, ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và phục vụ cá nhân, tổ chức tiếp tục đạt được những kết quả tốt, CNTT đã trở thành công cụ không thể thiếu trong hoạt động của các đơn vị, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Bộ.

 

Với đặc thù của Bộ TN&MT cũng như toàn ngành TN&MT được Nhà nước giao quản lý nhiều lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm bao gồm: Đất đai; tài nguyên nước; địa chất khoáng sản; môi trường; khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp thống nhất về biển và hải đảo, khối lượng thông tin, dữ liệu của ngành quản lý rất lớn, đa dạng và phức tạp. Đa số các lĩnh vực quản lý của ngành đều liên quan trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp. Vì vậy, xây dựng, vận hành chính phủ điện tử dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vừa là mục tiêu vừa là phương tiện đáp ứng thách thức và nhu cầu phát triển của ngành TN&MT.

 

Cục trưởng Cục CNTT Nguyễn Hữu Chính cho biết, xây dựng Chính phủ điện tử thực chất là nền hành chính điện tử, giữa các cơ quan hành chính, cơ quan hành chính với nhân dân, cụ thể là các cơ quan hành chính từ Chính phủ là cơ quan cao nhất đến các Bộ, ngành, địa phương đều được điện tử hóa. Thực hiện Chính phủ điện tử là cơ sở, nền tảng để thực hiện cải cách hành chính, đó là mục tiêu được nhiều nước trên thế giới quan tâm, kiên trì thực hiện và đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.

 

Theo chỉ đạo của Bộ, toàn ngành TN&MT đã triển khai bước đầu để làm tiền đề cho xây dựng, vận hành chính phủ điện tử như : Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý, chỉ đạo thực hiện trong ngành, đầu tư nhiều trang thiết bị, máy tính; từng bước hoàn thiện và đầu tư mới về hệ thống mạng thông tin trong Bộ và toàn ngành...

 

Ứng dụng CNTT: Tích cực, bài bản, có hệ thống

Cục trưởng Nguyễn Hữu Chính cho biết, sự phát triển về Chính phủ điện tử ở Việt Nam thời gian qua đã được nâng lên một mức mới khi số lượng máy tính trang bị tại các công sở, số công chức được đào tạo bài bản về ứng dụng CNTT, phần mềm phục vụ cải cách hành chính từng năm tăng theo cấp số nhân.

 

Năm 2014, tại các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ, tỷ lệ máy tính được kết nối Internet đạt  trên 95%, trong đó nhiều đơn vị đạt tỷ lệ 100%; có hơn 29% máy tính cả các đơn đơn vị được cài đặt phần mềm diệt virus bản quyền; 69,23% các đơn vị có trang bị hệ thống tường lửa chống xâm nhập từ bên ngoài. Cùng với đó, tỷ lệ cán bộ của các đơn vị quản lý Nhà nước sử dụng thư điện tử của Bộ trong công việc đạt trên 60%; đã có 25 cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã đươc đưa vào sử dụng, 10 cơ sở dữ liệu đang trong quá trình xây dựng, 2 cơ sở dữ liệu chuyên ngành đang trong quá trình xây dựng…

 

Tại các Sở TN&MT, 100% số Sở đã có mạng cục bộ hầu hết đã kết nối Internet bằng ADSL hoặc Laesed Line, Wireless; mạng cục bộ và các thiết bị mạng cơ bản đã được đầu tư 62/63 Sở TN&MT qua đề án tổng thể Đầu tư thiết bị… Kết quả đánh giá của Bộ TT&TT về mức độ ứng dụng CNTT của các bộ, cơ quan ngang bộ năm 2013, Bộ TN&MT được xếp thứ 8, như vậy đã có sự tiến bộ lớn so với năm 2012 Bộ TN&MT xếp thứ 15. Những thành tích đó đã góp phần đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý của từng đơn vị và của ngành, góp phần thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, từng bước thực hiện chính phủ điện tử và hiện đại hóa ngành TN&MT.

 

Cục trưởng Nguyễn Hữu Chính cho biết, năm 2015, Cục sẽ tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý về quản lý ứng dụng và phát triển CNTT; hoàn thành về xây dựng, tích hợp, chia sẻ CSDL ngành TN&MT, tạo điều kiện hỗ trợ xây dựng CSDL cấp tỉnh; 80% văn bản trao đổi của Bộ TN&MT đối với các cơ quan, đơn vị khác là văn bản điện tử, 100% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc. Đồng thời, các dịch vụ công về TN&MT của các lĩnh vực quản lý của Bộ và các Sở sẽ được triển khai nâng cấp, phấn đấu đưa số lượng các dịch vụ công của ngành đạt 50% ở mức độ 3, còn lại ở mức độ 2…

 

Giai đoạn 2016 – 2020, Cục CNTT sẽ tập trung vào một số dự án, nhiệm vụ trọng tâm bao gồm,: xây dựng hệ thống an toàn thông tin số tài nguyên và môi trường trên mạng; xây dựng và hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Bộ TN&MT trên cơ sở kế thừa kết quả của Dự án Hải quan 1 cửa tại Bộ TN&MT; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các hệ thống thông tin phục vụ công tác nghiệp vụ tại các Vụ chức năng của Bộ; xây dựng CSDL quốc gia về TN&MT giai đoạn 2; thực hiện thương mại hóa số liệu ngành TN&MT; tin học hóa công tác quản lý, đào tạo, giảng dạy và tăng cường năng lực cho các trường Cao đẳng, Đại học TNMT; lựa chọn một số các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin để chuyển sang thuê dịch vụ CNTT.

 

Hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT của ngành TN&MT từng bước đi vào hoạt động bài bản, có lộ trình định hướng phát triển thống nhất trong toàn ngành. Từ đó, từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý; xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm; xây dựng kiến trúc tổng thể của ngành; triển khai các dự án trọng tâm có quy mô quốc gia của Bộ TN&MT. Các hoạt động này, được Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT, Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá Bộ TN&MT một trong các Bộ có đơn vị chuyên trách về CNTT hoạt động tích cực, bài bản, có hệ thống, đóng góp nhiều kinh nghiệm cho hoạt động ứng dụng CNTT của các Bộ, ngành.

 

 

Theo Website Bộ TNMT.


Số lượt người xem: 2581    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm