• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
8
0
2
4
4
4
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 29 Tháng Chín 2015 2:55:00 CH

Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

 


Toàn cảnh Hội thảo

 
 
Ngày 29/9, trong khuôn khổ các hoạt động của Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ IV năm 2015, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội thảo Khoa học công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tham dự và thảo luận tại Hội thảo có lãnh đạo Tổng cục Môi trường, đại diện các Bộ/ngành, địa phương, các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về khoa học công nghệ trong lĩnh vực môi trường.

 

 

Hội thảo nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng áp dụng và triển khai các tiến bộ khoa học và ứng dụng công nghệ trong công tác bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học, giai đoạn 2011 - 2015; đề xuất và định hướng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học trong giai đoạn 2016 - 2020.

 

Hội thảo được tổ chức theo phiên họp chung và 03 phiên Hội thảo chuyên đề được tổ chức đồng thời với 3 chủ đề trọng tâm, đó là: “Khoa học và công nghệ trong công tác bảo vệ thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học”; “Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong dự báo, phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường”; “Ứng dụng tiến bộ khoa học và phát triển công nghệ trong cải tạo, phục hồi và xử lý ô nhiễm môi trường”.

 

Đoàn chủ tọa Hội thảo

 

Phát biểu khai mạc tại phiên họp chung của Hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Thế Đồng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, khẳng định “Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là một nội dung cơ bản của phát triển bền vững” là quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước, đã được thể hiện tại Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trong bối cảnh đó, khoa học và công nghệ trong lĩnh vực môi trường đóng một vai trò quan trọng, then chốt và phải được quan tâm triển khai một cách tích cực, hiệu quả nhằm đáp ứng và phục vụ thiết thực yêu cầu của thực tiễn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước cũng như các hoạt động bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương. “Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” cũng là một trong 05 giải pháp cơ bản trong chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã được thể hiện tại Nghị quyết số 24-NQ/TW.

 

Với vai trò là nền tảng để phát triển bền vững kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, khoa học và công nghệ đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng và đã được Hội nghị Trung ương 6 khóa XI thảo luận và thống nhất tại Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31 tháng 10 năm 2012 về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Theo tinh thần của Nghị quyết, trong lĩnh vực môi trường, những nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu được xác định là tăng cường nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phục vụ hoạch định đường lối, chính sách trong công tác bảo vệ môi trường; Phát triển công nghệ môi trường: xử lý nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, khí thải; ứng dụng công nghệ sản xuất sạch, công nghệ thân thiện với môi trường trong sản xuất, kinh doanh; phát triển công nghệ tái chế chất thải.

 

Để đóng góp vào sự thành công của Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ 4, Tiến sĩ Nguyễn Thế Đồng đề nghị Hội thảo phiên họp chung và 03 Hội thảo chuyên đề tập trung thảo luận, làm rõ một số vấn đề chính: Một là, đánh giá các kết quả đã đạt được trong hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ trong dự báo, phòng ngừa, cải tạo, phục hồi, xử lý ô nhiễm môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học trong thời gian qua. Hai là, thảo luận những vấn đề khoa học và công nghệ còn tồn tại và các định hướng lớn trong nghiên cứu và phát triển công nghệ trong dự báo, phòng ngừa, cải tạo, phục hồi, xử lý ô nhiễm môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học. Ba là, trao đổi về những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn ứng dụng, chuyển giao và triển khai hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ, ứng dụng trong dự báo, phòng ngừa, cải tạo, phục hồi, xử lý ô nhiễm môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học; từ đó, có các đề xuất, kiến nghị, giải pháp nhằm đẩy mạnh triển khai, ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn trong dự báo, phòng ngừa, cải tạo, phục hồi, xử lý ô nhiễm môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.

 

Hoạt động KH&CN phục vụ bảo vệ môi trường được xác định là một trong 05 nhóm công nghệ ưu tiên trong định hướng phát triển KH&CN đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2020 (Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012). Cụ thể là: Phát triển công nghệ xử lý nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, khí thải với tính năng, giá thành phù hợp với điều kiện Việt Nam. Ứng dụng công nghệ sản xuất sạch, công nghệ thân thiện môi trường trong sản xuất, kinh doanh nhằm giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Phát triển công nghệ tái chế chất thải.

 

Nội dung phát triển khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường tiếp tục được khẳng định là một trong các giải pháp thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 Khóa XI “về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” và đặc biệt là Nghị quyết số 24-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 Khóa XI “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”: Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Thúc đẩy đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, ít chất thải và các-bon thấp; nghiên cứu phát triển và tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. 

 

Để đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn tới, ngày 18 tháng 3 năm 2013 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP “Về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường” (Nghị quyết số 35/NQ-CP), trong đó đã xác định giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường là một trong 07 giải pháp cấp bách. Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực KH&CN của Nghị quyết số 35/NQ-CP và đẩy mạnh các hoạt động KH&CN về bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh và bền vững. Đây là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cần thực hiện trong giai đoạn 2016-2020 trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và để tập trung phát triển kinh tế - xã hội và khoa học và công nghệ theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường.

 

Hội thảo có 27 báo cáo khoa học tham luận, trong đó có 1 báo cáo đề dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ về “Đánh giá hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2015” và 26 báo cáo tham luận tại 03 phiên Hội thảo chuyên đề. Các báo cáo tham luận tập trung giới thiệu về thực trạng và kết quả hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ trong dự báo, phòng ngừa, cải tạo, phục hồi, xử lý ô nhiễm môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học trong thời gian qua; những công trình nghiên cứu khoa học mới, có tính thời sự, có giá trị thực tiễn và tính khả thi cao trong việc xây dựng các mô hình, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học và phát triển công nghệ phục vụ công tác quản lý và triển khai công tác bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.

 

 

 

 

Nguồn: Website Bộ TNMT.

 

Số lượt người xem: 2961    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm