• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
7
9
5
1
7
0
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 29 Tháng Chín 2015 7:55:00 SA

Hội thảo Khoa học toàn quốc về “Địa chất và tài nguyên Việt Nam”

 


Ông Đỗ Cảnh Dương, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản phát biểu tại Hội thảo

 
 
Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Ngành Địa chất Việt Nam, ngày 28/9,Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam phối hợp với Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, tổ chức Hội thảo Khoa học toàn quốc với chủ đề “Địa chất và Tài nguyên Việt Nam”. Tham dự Hội thảo có Lãnh đạo các đơn vị tổ chức Hội nghị, Ban thư ký CCOP, Cục Địa chất và Khoang sản Lào, Cục Mỏ Lào, Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Campuchia và đông đảo các nhà khoa học trong và ngoài nước.

 

 

Hơn 30 bài nghiên cứu của các nhà khoa học địa chất hàng đầu trong nước được trình bày công bố tại Hội thảo. Nhiều bài tham luận thu hút sự quan tâm đặc biệt của đại biểu. Ví dụ như bài tham luận của TS. Trần Văn Miến – Vụ trưởng Vụ Địa chất về hiện trạng điều cơ bản địa chất về khoáng sản, tài nguyên và định hướng công tác điều tra đánh giá một số loại khoáng sản có tiềm năng của Việt Nam. Bài tham luận đã tổng hợp kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản trong 70 năm qua đã cho thấy nước ta có khoảng 10 loại khoáng sản có tiềm năng trữ lượng, tài nguyên lớn. Trong số đó kể đến là quặng titan.

 

Theo kết quả điều tra, thăm dò cho thấy quặng titan ở Việt Nam gồm 02 loại hình quặng gốc và quặng sa khoáng. Tính đến năm 2006, tổng trữ lượng quặng titan khoảng 34 triệu tấn. Từ năm 2006 đến 2011, công tác điều tra đánh giá tiền năng tài nguyên quặng sa khoáng titan – zicon từ Thanh Hóa đến Bắc Bà Rịa – Vũng Tàu và điều tra đánh giá tiềm năng quặng titan trong tầng cát đỏ vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và Bắc Bà Rịa – Vũng Tàu đã được hoàn thành nâng tổng tiềm năng tài nguyên, trữ lượng quặng titan cả nước đạt khoảng 660 triệu tấn và là nước có tiềm năng quặng sa khoáng titan thuộc loại lớn trên thế giới. Tuy vậy, một số loại khoáng sản chưa được đầu tư điều tra, đánh giá đầy đủ để xác định tài nguyên một cách tổng thể, chính xác hơn nhằm giải quyết nguồn nguyên liệu khoáng cho dự trữ quốc gia và nhu cầu phát triển của các ngành công nghiệp. Báo cáo đã nêu những bất cập hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công ác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.

 

Các đại biểu tham dự hội thảo

 

Cũng tại Hội thảo, các nhà khoa học đánh giá cao bài tham luận về di sản đá Việt Nam của tác giả PGS. TS Trần Tân Văn – Viện trưởng Viện Khoa học địa chất. Nghiên cứu này cho biết, tại Việt Nam đá vôi chiếm tới gần 20% lãnh thổ phần đất liền và tập trung hầu hết ở miền Bắc. Đá vôi ở Việt Nam có hàng chục kiểu loại, chủ yếu nguốn gốc hóa học, sinh học và sinh hóa, hình thành trong những điều kiện cổ môi trường khác nhau như biển nông, biển sâu… Do vận động địa chất mà các lớp đá vôi dần được nâng lên, ép nén, thêm nữa còn bị dập vỡ tạo điều kiện cho nước mưa thấm xuống sâu, thúc đẩy quá trình karst hóa (karst hóa là kết quả của phản ứng giữa đá vôi, nước, khí carbonic và các yếu tố sinh học khác).

 

Tại Việt Nam, hệ thống karst khá phát triển với nhiều dạng địa hình và kiểu cảnh quan đặc sắc. Hầu hết các khu bảo tồn, danh lam thắng cảnh ở miền bắc nước ta đều phân bố ở các vùng đá vôi như Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng, Di sản Văn hòa và Thiên nhiên thế giới quần thể danh thắng Tràng An… Những di sản đá không chỉ có giá trị vô giá về địa chất mà mang lại cho các địa phương nguồn thu kinh tế không nhỏ từ việc khai thác ngành công nghiệp không khói.

 

Ngoài ra, Hội thảo trao đổi nhiều thông tin khoa học có giá trị nghiên cứu về địa chất gồm: Địa chất khu vực, địa chất và khoáng sản biển; Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, địa hóa và địa vật lý; Địa chất thủy văn và địa chất công trình; Khai thác và chế biến khoáng sản, kinh tế địa chất…

 

Phát biểu tại Hội thảo, PGS. TS Đỗ Cảnh Dương – Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản cho biết: Hội thảo đã cung cấp bức tranh toàn cảnh về địa chất và khoáng sản của Việt Nam trong 70 năm qua và từ đó đã ghi nhận nhiều ý kiến quý báu, kết quả nghiên cứu khoa học từ các chuyên gia, nhà khoa học trong nước để các nhà quản lý có chiến lược dài hơi những năm tới trong quản lý, sử dụng tài nguyên khoáng sản hiệu quả, hợp lý.

 

 

 

Nguồn: Website Bộ TNMT.


Số lượt người xem: 2423    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm