• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
8
0
2
9
6
7
Thông tin cần biết 09 Tháng Hai 2017 8:55:00 SA

Việt Nam tích cực cùng thế giới bảo tồn đa dạng sinh học

 



 

 
 
Nhận thức được tầm quan trọng của đa dạng sinh học, Việt Nam đã tích cực tham gia và thực hiện các Công ước quốc tế và Nghị định thư về bảo tồn đa dạng sinh học. Từ ngày 02 đến ngày 17/12/2016, Đoàn Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường dẫn đầu đã tham gia Hội nghị lần thứ 13 các bên tham gia Công ước Đa dạng sinh học (COP13) và các Nghị định thư liên quan được tổ chức tại Cancun, Mê-hi-cô. Hội nghị diễn ra đã thu hút sự tham gia của hơn 8000 đại biểu, đại diện cho các nước tham gia Công ước đa dạng sinh học, các Chính phủ khác, các tổ chức Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ và các tổ chức quốc tế.
 

 

Thông qua nhiều quyết định quan trọng về bảo tồn đa dạng sinh học

 

Để chuẩn bị cho Hội nghị COP13, cuộc họp cấp Bộ trưởng các bên tham gia Công ước Đa dạng sinh học đã diễn ra trong hai ngày 2-3/12/2016.Cuộc họp đã thông qua Tuyên bố Cancun về Lồng ghép bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học vì sự thịnh vượng. Tuyên bố tập trung vào sự cần thiết phải tăng cường các hành động lồng ghép bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học vào các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là 04 lĩnh vực: nông nghiệp, du lịch, thủy sản và lâm nghiệp nhằm góp phần thực hiện Agenda 2030 và giải quyết các vấn đề về biến đổỉ khí hậu.

 

Trong các ngày từ 04-17/12/2016 đã diễn ra Hội nghị lần thứ 13 các bên tham gia Công ước Đa dạng sinh học (COP13), Cuộc họp lần thứ 8 các bên tham gia Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học (COP-MOP8), Cuộc họp lần thứ 2 các bên tham gia Nghị định thư Nagoya tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen (COP-MOP2).

 

Hội nghị lần thứ 13 các bên tham gia Công ước Đa dạng sinh học (COP13) đã thảo luận và thông qua 37 quyết định, gồm các quyết định về: Thực hiện Kế hoạch Chiến lược của Công ước đa dạng sinh học giai đoạn 2011­2020; các hành động chiến lược đẩy mạnh triển khai thực hiện Kế hoạch chiến lược 2011-2020 và đạt được các mục tiêu Aichi về đa dạng sinh học, bao gồm việc lồng ghép đa dạng sinh học trong các ngành, lĩnh vực liên quan; nguồn lực và cơ chế tài chính; ngân sách; hợp tác với các Công ước khác; điều hành Công ước; báo cáo quốc gia lần thứ 6; báo cáo triển vọng Đa dạng sinh học toàn cầu; thúc đẩy việc thực hiện điều 8(j) và các điều khoản liên quan; đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu; tăng cường năng lực và hợp tác khoa học và kỹ thuật; chiến lược truyền thông; đa dạng sinh học biển và đớỉ bờ; sinh vật ngoại lai xâm hại; sinh học tổng hợp; địa nhiệt; thông tin kỹ thuật số về nguồn gen; đánh giá của IPBES về các loài thụ phấn; quản lý bền vững các loài động thực vật hoang dã; khu bảo tồn; phục hồi hệ sinh thái; đa dạng sinh học rừng; đa dạng sinh học và sức khỏe con người.

 

Cuộc họp lần thứ 8 các Bên tham gia Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học (COP-MOP8) đã thông qua 19 quyết định, gồm các quyết định về: Tuân thủ; trung tâm trao đổi thông tin an toàn sinh học (BCH); ngân sách; hợp tác với các tổ chức, công ước và sáng kiến khác; Nghị định thư bổ sung Nagoya-Kuala Lumpur về nghĩa vụ pháp lý và bồi thường; đánh giá rủi ro và quàn lý rủi ro; cân nhắc về kinh tế xã hội; giám sát và báo cáo; đánh giá và xem xét hiệu quả của Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học lần thứ 3 và đánh giá giữa kỳ của kế hoạch chiến lược; vận chuyển xuyên biên giới không chủ đích và các biện pháp khẩn cấp; vận chuyển và sử dụng có kiểm soát sinh vật biến đổi gen sống; nâng cao nhận thức, giáo dục và sự tham gỉa của cộng đồng.

 

Cuộc họp lần thứ 2 các bên tham gia Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sình từ việc sử dụng nguồn gen (COP-MOP2) đã thảo luận và thông qua 14 quyết định, gồm các quyết định về: Thực hiện Mục tiêu Aichi 16; trung tâm trao đổi thông tin về ABS; việc tuân thủ COP-MOP2; phương thức làm việc của SBI; hợp tác với các điều ước quốc tế khác; cơ chế tài chính và nguồn lực; sử dụng thuật ngữ “Người bản địa và cộng đồng địa phương”; hội nhập giữa các Công ước và Nghị định thư; tăng cường năng lực; nâng cao nhận thức; thông tin kỹ thuật số về trình tự nguồn gen; cơ chế chia sẻ lợi ích đa phương toàn cầu; đánh giá và xem xét.

 

Bên cạnh tham gia tích cực tại các phiên họp chính thức, đóng góp cụ thể cho việc hoàn thiện các quyết định thông qua tại COP13, Đoàn đã tham dự các Hội nghị, có các cuộc trao đổi, làm việc với các nước và các tổ chức quốc tế về hợp tác trong lĩnh vực quản lý đa dạng sinh học như: Hoa Kỳ, UNCTAD, GEF, GIZ, JICA.

 

Hội nghị lần thứ 13 các bên tham gia Công ước Đa dạng sinh học (COP13) và các Nghị định thư liên quan từ ngày 02 đến ngày 17/12/2016, tại Cancun, Mê-hi-cô

 

Tiếp tục đẩy mạnh bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam

Trên cơ sở các quyết định đã được thông qua tại COP13, COP-MOP8, COP-MOP2, nhằm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam đối với Công ước Đa dạng sinh học, Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học, Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, cần tập trung thực hiện các giải pháp như:

(i) Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ) và Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ).

(ii) Nghiên cứu phương án nội luật hóa và hướng dẫn thực hiện các yêu cầu của Công ước Đa dạng sinh học; đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Đa dạng sinh học 2008 bảo đảm tính thống nhất, khả thi và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

(iii) Xây dựng Báo cáo quốc gia lần thứ 6 đối với Công ước Đa dạng sinh học, báo cáo tạm thời đối với Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen và trình Ban thư ký Công ưởc đa dạng sinh học.

(iv) Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học và an toàn sinh học.

(v) Nghiên cứu các khuyến nghị của Công ước đối với các vấn đề mới phát sinh trong bảo tồn đa dạng sinh học, tiến hành xây dựng các chương trình, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ quản lý nhà nước về đa dạng sinh học phù hợp với tình hình mới.

(vi) Đề xuất Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, tập trung vào các hoạt động nghiên cứu chính sách, ứng dụng khoa học công nghệ để phát huy các giá trị của đa dạng sinh học, đồng thời nghiên cứu, lồng ghép các hoạt động nghiên cứu cơ bản về hệ sinh thái, loài, nguồn gen trong các chương trình nghiên cứu khoa học cơ bản hiện nay.

(vii) Nghiên cứu, lồng ghép bảo tồn đa dạng trong các quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển các ngành và thực hiện các hành động phù hợp với các quyết định của COP13, COP-MOP2, COP-MOP8 và phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

 

 

 

Nguồn: CTTĐT

 


Số lượt người xem: 2063    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm