■  Thực hiện Đề án “Quản lý đất đai và phương hướng sử dụng đất đai hiệu quả trên địa bàn TPHCM” giai đoạn 2023-2025  (26/04)
■  Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết số 98/2023/QH15 giai đoạn 2024 - 2025  (26/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá tại nhà đất số 181 đường Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất khu nhà ở thuộc phường 3, quận 4 do Công ty Xây dựng và Phát triển nhà quận 4  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá đất tại nhà đất số 63-65 đường Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá tại khu đất số 2 - 4 - 6 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, quận 1  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá tại nhà đất số 241 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 4, quận 3  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất tại số 17 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng xác định giá đất đối với khu đất thuê tại số 97 Pasteur, phường Bến Nghé, Quận 1  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất tại số 132 đường Hàm Nghi, phường Bến Thành, quận 1  (25/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
7
7
1
3
8
5
Công tác quản lý môi trường 09 Tháng Năm 2014 8:05:00 SA

TP.Hồ Chí Minh: Lộ trình thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ

  

Giao nộp chất thải nguy hại được nhận quà tại Ngày hội tái chế chất thải TP.HCM hàng năm

 
         Sở TN&MT TP.HCM vừa ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định  50/2013/QĐ –TTg của Thủ tướng Chính phủ về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ, bao gồm: Ắc quy và pin; thiết bị điện tử, điện dân dụng và công nghiệp; hoá chất sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản vả thuốc sử dụng cho người; dầu nhớt, mỡ bôi trơn; săm, lốp; phương tiện giao thông.
 

Ngày 09/8/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 50/2013/QĐ-TTg về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ, trong đó quy định các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phải thiết lập các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ, tiếp nhận sản phẩm thải bỏ do doanh nghiệp đã bán sản phẩm đó ra thị trường Việt Nam; người tiêu dùng chuyển giao sản phẩm thải bỏ tại điểm thu hồi.

Riêng các cơ quan quản lý Nhà nước về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ có trách nhiệm “tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng tham gia vào hoạt động thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thiết lập điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ tại các địa điểm phù hợp trên địa bàn và thực hiện quản lý sản phẩm thải bỏ theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường”. Sự ra đời của Quyết định này là cơ sở để khuyến khích người dân và các doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào công tác bảo vệ môi trường của thành phố, hỗ trợ cơ quan quản lý trong việc thu gom và xử lý chất thải rắn, tạo điều kiện cho hoạt động phân loại rác tại nguồn.

Mặc dù theo Quyết định 50/2013/QĐ-TTg, thời điểm thu hồi và xử lý các sản phẩm thải bỏ bắt đầu từ năm 2015 nhưng việc triển khai Quyết định trên từ năm 2014, đặc biệt là công tác tuyên truyền là rất cần thiết nhằm: Phổ biến, tuyên truyền cho doanh nghiệp và người dân về các nội dung của Quyết định 50/2013/QĐ-TTg; nâng cao nhận thức, hình thành thói quen phân loại và thải bỏ đúng chất thải rắn cho người dân, góp phần tăng khả năng thu hồi các vật liệu có thể tái sinh, tái chế để thực hiện mục tiêu của Chiến lược quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; tăng cường xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường tại thành phố, giúp doanh nghiệp và người dân có trách nhiệm tham gia đóng góp nhiều hơn vào việc bảo vệ môi trường.

Theo Quyết định 50/2013/QĐ-TTg, tập trung vào nhóm các đối tượng thuộc danh mục sản phẩm cần thu hồi và xử lý sau khi thải bỏ theo Quyết định 50/2013/QĐ-TTg, bao gồm: Ắc quy và pin; thiết bị điện tử, điện dân dụng và công nghiệp; hoá chất sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản vả thuốc sử dụng cho người; dầu nhớt, mỡ bôi trơn; săm, lốp; phương tiện giao thông.

Là trung tâm kinh tế và dịch vụ văn hóa lớn nhất cả nước với hơn 9 triệu dân, bên cạnh việc sản xuất và cung ứng lượng lớn hàng hóa sản phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu, TP.HCM cũng tiêu thụ khối lượng tài nguyên khổng lồ, đồng thời thải ra tương ứng các loại chất thải khác nhau trong đó có chất thải rắn (CTR) đô thị. Đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và mỹ quan thành phố nếu không được thu gom, xử lý triệt để. Ước tính, trung bình mỗi ngày TP.HCM phát sinh 6.500 – 6.700 tấn chất thải rắn đô thị

Để giải quyết tình trạng này, TPHCM đã có bộ máy quản lý nhà nước và hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải. Bên cạnh đó, hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn đang triển khai thí điểm tại nhiều đơn vị và địa phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc quản lý CTR phải đối mặt với những khó khăn của quản lý đô thị như thiếu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, hạn chế về nguồn nhân lực quản lý và vận hành, hạn chế trong ý thức của người dân và doanh nghiệp đối với việc bảo vệ môi trường, hoạt động tái chế còn phân tán… khiến cho công tác quản lý chất thải chưa thực sự hiệu quả như mong muốn.

Do vậy, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đồng thời kêu gọi xã hội hoá với sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý chất thải rắn, chú trọng vào việc tiết giảm, phân loại, thu hồi để tái sử dụng, tái chế là rất cần thiết.

Triển khai Quyết định 50/2013/QĐ-TTg về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ, TP.HCM sẽ tiến hành thống kê các doanh nghiệp cần thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ theo Quyết định 50/2013/QĐ-TTg: Rà soát, lập danh sách các doanh nghiệp đang sản xuất, nhập khẩu, phân phối sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm cần thu hồi và xử lý từ ngày 01/01/2015, bao gồm: Ắc quy và pin; thiết bị điện tử, dân dụng và công nghiệp; hoá chất sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản và thuốc sử dụng cho người, dầu nhớt, mỡ bôi trơn. 

Đồng thời, phổ biến nội dung Quyết định 50/2013/QĐ –TTg cho các nhà quản lý thuộc các Sở, ban, ngành liên quan, UBND các quận huyện; các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, phân phối sản phẩm thuộc nhóm cần thu hồi. Bên cạnh đó, TP.HCM sẽ đảy mạnh công tác  tuyên truyền về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ đến người dân về ý nghĩa, sự cần thiết và mục tiêu của Quyết định 50/2013/QĐ-TTg; vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của người dân trong việc thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ. Hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình, đài phát thanh…); tuyên truyền qua hệ thống bản tin hoặc loa phát thanh của quận huyện, các khu phố, các tổ chức đoàn thể xã hội…

Đặc biệt, TP.HCM sẽ vận động các doanh nghiệp cam kết thực hiện việc thu hồi sản phẩm thải bỏ, trong đó xác định và ghi rõ mục tiêu về tỷ lệ sản phẩm thu hồi/sản phẩm bán ra. Các doanh nghiệp đăng ký tham gia sẽ được hỗ trợ tư vấn về các thủ tục, giấy phép cần thiết trong việc tổ chức điểm thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ.

 

Nguyễn Thanh


Số lượt người xem: 6289    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm