■  Thực hiện Đề án “Quản lý đất đai và phương hướng sử dụng đất đai hiệu quả trên địa bàn TPHCM” giai đoạn 2023-2025  (26/04)
■  Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết số 98/2023/QH15 giai đoạn 2024 - 2025  (26/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá tại nhà đất số 181 đường Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất khu nhà ở thuộc phường 3, quận 4 do Công ty Xây dựng và Phát triển nhà quận 4  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá đất tại nhà đất số 63-65 đường Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá tại khu đất số 2 - 4 - 6 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, quận 1  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá tại nhà đất số 241 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 4, quận 3  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất tại số 17 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng xác định giá đất đối với khu đất thuê tại số 97 Pasteur, phường Bến Nghé, Quận 1  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất tại số 132 đường Hàm Nghi, phường Bến Thành, quận 1  (25/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
7
5
6
4
3
8
Thông tin hoạt động 05 Tháng Mười Hai 2013 11:20:00 SA

Báo cáo Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 29

 Thực hiện Công văn số 9921/SCT-QLCN ngày 06 tháng 11 năm 2013 về báo cáo triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 29-CtrHĐ/TU ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế giai đoạn 2013 – 2020; Sở Tài nguyên và Môi trường có báo cáo như sau:

I/ Việc triển khai và chỉ đạo thực hiện:

Ngày 28 tháng 8 năm 2013, Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Kế hoạch số 5575/KH-TNMT-VP về thực hiện Chương trình hành động số 29-CTrHĐ/TU ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế giai đoạn 2013 – 2020 đến thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị để triển khai thực hiện trong đó xác định rõ 07 nhóm nhiệm vụ và giải pháp cũng như phân công tổ chức thực hiện (đính kèm kế hoạch).

Lãnh đạo Sở cũng thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở và kiểm tra tiến độ triển khai của các phòng, ban, đơn vị cũng như có báo cáo sơ lược tiến độ thực hiện trong các buổi họp giao ban hàng tháng.

II/ Về việc thực hiện nhiệm vụ và giải pháp:

1/ Công khai các quy hoạch phát triển của ngành trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường; công khai và triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Trung ương, của Thành phố trên trang thông tin điện tử của Sở và các đơn vị trực thuộc:

-   Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản rắn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020: đã được niêm yết công khai trên website của Sở.

-   Về quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030: Năm 2011, Sở đã cơ bản hoàn chỉnh dự thảo báo cáo định hướng, đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến và đang hoàn thiện (gồm quy hoạch định hướng chất thải rắn sinh hoạt; quy hoạch định hướng chất thải rắn công nghiệp và nguy hại; quy hoạch định hướng chất thải rắn y tế và quy hoạch định hướng bùn thải và chất thải rắn xây dựng). Tuy nhiên, sau khi rà soát các quy định pháp luật hiện hành về quản lý chất thải rắn và văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng thì thành phố Hồ Chí Minh cần thực hiện xây dựng quy hoạch xử lý chất thải rắn mà không phải lập quy hoạch định hướng riêng lẻ cho từng loại chất thải như đã đăng ký. Do đó quy hoạch xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 hiện đang triển khai lựa chọn đơn vị tư vấn để thực hiện dự kiến trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét phê duyệt vào cuối năm 2015.

-   Việc lập quy hoạch quản lý nghĩa trang và quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh sẽ được tiến hành xây dựng trong năm 2014.

Hiện nay website của Sở đang kiện toàn theo Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 nên sẽ có chuyên mục những văn bản về chính sách, cơ chế hỗ trợ của Chính phủ cũng như của thành phố để giúp các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có thể tham khảo và định hướng nghề nghiệp phù hợp để có thể tận dụng tối đa ưu đãi của nhà nước.

2/ Thực hiện tốt quy định và niêm yết công khai các hồ sơ, quy trình giải quyết thủ tục hành chính của đơn vị; xây dựng quy chế của đơn vị rõ ràng, cụ thể để nâng cao chất lượng giải quyết công việc; nâng cao công tác phối hợp giữa các Sở ngành của thành phố và giữa các quận, huyện với các Sở ngành.

Với sự quan tâm của lãnh đạo trong công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, việc niêm yết các thủ tục hành chính được thực hiện công khai và đầy đủ các hồ sơ, quy trình giải quyết thủ tục hành chính, đảm bảo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức đến giao dịch. Các thủ tục hành chính được niêm yết chủ yếu tại Sở đảm bảo các yêu cầu về trình tự, cách thức thực hiện; lệ phí; thành phần hồ sơ; thời hạn giải quyết; đối tượng, cơ quan thực hiện. Nhiều đợt kiểm tra về kiểm soát thủ tục hành chính của thành phố cũng đã kiểm tra, khảo sát và nhiều kiến nghị được nêu ra để Sở kịp thời niêm yết công khai và đầy đủ đúng theo Đề án 30 đã công bố.

Bên cạnh đó, việc đăng tải các thủ tục hành chính trên các trang thông tin điện tử hiện nay cũng được thực hiện đầy đủ. Tất cả các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết được phân loại theo lĩnh vực quản lý, có tệp dữ liệu văn bản đính kèm, và được tổ chức thành những chuyên mục riêng biệt giúp các tổ chức, cá nhân dễ dàng tra cứu thủ tục hành chính tại website của Sở. Khi trình độ dân trí nói chung và trình độ tin học nói riêng của người dân nhìn chung vẫn còn thấp thì việc đăng tải các thủ tục hành chính một cách rõ rang và minh bạch như vậy đã giúp cho việc gia tăng khả năng tiếp cận thông tin của người dân.

Ngoài ra còn công khai các thông tin về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả như họ tên, chức vụ và lĩnh vực tiếp nhận hồ sơ của công chức tiếp nhận; số điện thoại của người phụ trách, địa chỉ hộp thư điện tử và người có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết kiến nghị, phản ánh của công dân, tổ chức về thủ tục hành chính.

Để đảm bảo cơ chế phối hợp hoạt động, việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Sở Tài nguyên và Môi trường liên tục được kiện toàn để phù hợp với thực tế về giải quyết thủ tục hành chính của Sở. Cụ thể, ban hành Quyết định số 506/QĐ-TNMT-VP ngày 12/4/2013 về ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Sở Tài nguyên và Môi trường thay thế Quyết định số 1203/QĐ-TNMT-VP ngày 01/12/2009. Trong nhiều quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo ISO, Sở cũng đề ra thời gian phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố trong việc giải quyết hồ sơ cho dân để bảo đảm việc giải quyết thủ tục hành chính đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, cùng với việc công khai, minh bạch hóa các quy định thủ tục hành chính thông qua các hình thức niêm yết, đăng tải khoa học, thiết thực, hiệu quả tại Sở, người dân trên địa bàn thành phố sẽ có nhiều khả năng tiếp cận các thông tin khi có nhu cầu tìm hiểu, tạo điều kiện cho việc thực hiện và giám sát thực hiện đối với các thủ tục hành chính, qua đó hạn chế sự tùy tiện cũng như những hiện tượng tiêu cực từ phía cơ quan nhà nước trong giải quyết hồ sơ, thủ tục cho công dân, tổ chức.

3/ Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách của thành phố liên quan đến hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, doanh nhân để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư trên địa bàn thành phố; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện các chương trình, dự án sản xuất kinh doanh.

-   Sở cũng đã tập trung rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách mà thành phố ban hành. Về lĩnh vực khoáng sản bãi bỏ Quyết định 90/2007/QĐ-UBND ngày 10/7/2007 về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố. Về tài nguyên nước xem xét chỉnh sửa Quyết định 17/2006/QĐ-UBND ngày 09/02/2006 về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn thành phố; Quyết định 69/2007/QĐ-UBND ngày 3/5/2007 về hạn chế và cấm khai thác nước dưới đất trên địa bàn thành phố.

-   Việc thực hiện các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư, Sở đã có những hình thức sau:

+ Hỗ trợ tài chính cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có các chương trình, dự án, các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, phân loại rác tại nguồn, tiết giảm, tái sử dụng, tái chế chất thải, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, phòng, chống, ứng phó, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường, xử lý triệt để các nguồn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn thành phố và hỗ trợ tài chính để giải quyết các vấn đề môi trường cục bộ nhưng phạm vi ảnh hưởng lớn.

+ Khuyến khích đầu tư thông qua chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi tính bằng 50% bình quân lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn đến dưới 12 tháng (loại trả lãi sau) của 04 ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam được công bố còn hiệu lực cộng (+) phí quản lý 2% nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện các chương trình, dự án sản xuất kinh doanh bảo vệ môi trường.

+ Tăng cường liên hệ và tiếp xúc với các doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để hỗ trợ, tư vấn và giúp các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn này một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

4/ Nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống đối thoại doanh nghiệp. Tổ chức các buổi tiếp xúc doanh nghiệp theo định kỳ mỗi tháng hoặc mỗi quý tùy theo tình hình cụ thể tại mỗi đơn vị nhằm giải quyết hoặc kiến nghị đến các cấp có thẩm quyền giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, doanh nhân.

Nằm trong hệ thống đối thoại doanh nghiệp của thành phố, trong năm qua Sở đã nhận được 03 câu hỏi liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Sở. Trong năm 2014, Sở sẽ đăng ký 02 buổi đối thoại doanh nghiệp với chuyên đề hướng dẫn chủ nguồn thải thực hiện theo Thông tư số 12 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và chuyên đề về chất thải không nguy hại trong khu công nghiệp nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn. Đây là hoạt động thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp nắm bắt các quy định, chính sách và thủ tục hành chính của Nhà nước.

5/ Công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cùng với quy hoạch xây dựng chi tiết theo vùng, khu vực, dự án; thực hiện quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 làm cơ sở bố trí trên thực tế các công trình, dự án cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nhân khi lựa chọn phương án đầu tư. Nghiên cứu đề xuất các chính sách của thành phố về đất, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có địa điểm đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trên cơ sở Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp quốc gia và văn bản số 23/CP-KTN ngày 23 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của cả 3 cấp: thành phố; quận, huyện và phường, thị trấn. Tuy nhiên, chỉ có công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Hồ Chí Minh là hoàn tất với tiến độ như sau:

- Đến nay, Báo cáo thuyết minh tổng hợp, tài liệu quy hoạch-kế hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn tất và được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định tại Thông báo thẩm định số 13/TB-BTNMT ngày 28 tháng 01 năm 2013. Ngày 13 tháng 07 năm 2013, Hội đồng nhân dân thành phố Khóa VIII, Kỳ họp thứ 10 đã thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Nghị quyết số 15/2013/NQ-HĐND.

- Ngày 05 tháng 8 năm 2013, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã có Tờ trình số 4018/TTr-UBND về thông qua gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2011-2015 thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 11 tháng 11 năm 2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Tờ trình số 106/TTr-BTNMT ngày 11 tháng 11 năm 2013 trình Chính phủ về việc xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thành phố Hồ Chí Minh.

6/ Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính sâu, rộng và hiệu quả theo hướng công khai minh bạch, tạo môi trường đầu tư lành mạnh, thuận lợi nhất cho doanh nhân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, tập trung hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Triển khai đồng bộ và nâng cao tính hiệu quả của cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”; thực hiện công khai minh bạch, hướng dẫn rõ ràng và thường xuyên cập nhật thông tin trên các lĩnh vực quản lý xây dựng, nhà đất, cấp giấy phép đầu tư, kê khai và nộp thuế, phí và lệ phí...

Theo Đề án 30 của thành phố, Sở đã công bố 181 thủ tục thuộc phạm vi giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường và có 100 thủ tục hành chính được áp dụng theo hệ thống quản lý chất lượng ISO tại cơ quan Sở. Ngày 26 tháng 7 năm 2013, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 4034/QĐ-UBND về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 18 thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi bổ sung 7 thủ tục và bãi bõ 35 thủ tục. Như vậy, số thủ tục hành chính hiện còn đang áp dụng tại Sở là 164 thủ tục.

Hiện nay, để chuẩn bị đánh giá lại hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, Sở cũng đã rà soát lại các quy trình, thủ tục trong các lĩnh vực quản lý chất thải rắn, quản lý tài nguyên nước và khoáng sản, khí tượng thủy văn, đo đạc bản đồ, đất đai, thanh tra kiểm tra. 31 thủ tục hành chính trng lĩnh vực tài nguyên nước sẽ được điều chỉnh còn 11 thủ tục hành chính, 26 thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản sẽ điều chỉnh còn 13 thủ tục, 05 thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai sẽ được điều chỉnh thành 03 thủ tục, 8 thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn sẽ được điều chỉnh thành 05 thủ tục. Như vậy nhiều thủ tục hành chính sẽ được bãi bỏ bảo đảm đúng quy định của pháp luật hiện hành và để đơn giản trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp.

7/ Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa thành phố. Tập trung xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo chương trình đào tạo nguồn nhân lực của thành phố giai đoạn 2011 - 2015 và cho giai đoạn đến 2020, đổi mới công tác tuyển dụng cán bộ, công chức có đủ năng lực phục vụ các nhiệm vụ quản lý nhà nước của thành phố.

Tiếp tục quán triệt sâu sắc các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của Trung ương và của thành phố về công tác cán bộ, triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp về công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 và các khâu của công tác cán bộ từ tuyển dụng nhận xét, đánh giá quy hoạch đến đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm... với yêu cầu đảm bảo tính thống nhất chặt chẽ trong công tác cán bộ. Cụ thể như sau:

-   Luôn quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ bằng nhiều hình thức, trong năm vừa qua, Sở đã cử 184 cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng cả về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị trong đó chú trọng đào tạo cán bộ trẻ, cán bộ có trình độ sau đại học.

-   Bên cạnh đó, công tác đánh giá cán bộ cũng đã được các cấp ủy chú trọng đổi mới theo hướng thực chất hơn, bảo đảm nguyên tắc dân chủ, công khai, khách quan, lấy chất lượng hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ, khả năng quy tụ, đoàn kết, phát huy sức mạnh tập thể là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá năng lực cán bộ. Thực hiện nghiêm túc việc nhận xét, đánh giá cán bộ gắn với kiểm điểm, tự phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) về một số vấn đề cấp bách về công tác xây dựng Đảng hiện nay. Việc đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ theo hướng thực chất hơn, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị và rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống làm căn cứ chủ yếu để phân loại, đánh giá cán bộ, đảng viên. Lấy kết quả đánh giá cán bộ làm một trong những căn cứ để xem xét đưa vào quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, bố trí cán bộ.

-   Cùng với công tác tuyển dụng nâng cao chất lượng đầu vào, công tác quy hoạch cán bộ cũng được Sở quan tâm thực hiện. Đã hoàn thành công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, đến nay đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Sở đã cơ bản đảm bảo được số lượng và từng bước đáp ứng được yêu cầu năng lực phục vụ việc quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố.

Trên đây là báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường.


Số lượt người xem: 8450    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm