■  Bản tin quý II/2024: Thông tin về công tác phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn  (16/05)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất tại phường Trường Thạnh, quận (nay là Thành phố Thủ Đức) do Công ty TNHH MTV Xây dựng và Kinh doanh nhà Trường Tín làm chủ đầu tư  (16/05)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất số 411 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10  (16/05)
■  Đăng tải chọn đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá đất làm cơ sở để Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Phú Lộc thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung (nếu có) với Nhà nước theo quy định  (16/05)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất số O.4 đường Trường Sơn, Phường 15, Quận 10  (16/05)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất số 257/3 đường Tạ Uyên, Phường 6, Quận 11  (16/05)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án "Cải tạo, mở rộng nhà thi đấu của Trung tâm Văn hóa - Thể thao Quận 8" tại số 302 Phạm Hùng, Phường 5, Quận 8 của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Quận 8  (16/05)
■  Dự thảo Quyết định quy định mức độ khôi phục lại tình trạng của đất đối với từng hành vi vi phạm quy định tại các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh  (15/05)
■  Hội thảo khoa học “Quản lý đất đai trên địa bàn TPHCM: Thực trạng và giải pháp”  (15/05)
■  Đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cải cách hành chính  (15/05)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
0
0
3
8
5
7
7
Thông tin hoạt động 04 Tháng Giêng 2013 10:25:00 SA

Kế hoạch thực hiện Chương trình cải cách hành chính của Sở Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2011- 2020

 KẾ HOẠCH

Thực hiện Chương trình cải cách hành chính

của Sở Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2011 - 2020 

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1585 /QĐ-TNMT-VP

Ngày 27  tháng 12  năm 2012  của Sở Tài nguyên và Môi trường)

 
 

 

 

Thực hiện, Quyết định số 25/2012/QĐ ngày 22 tháng 6 năm 2012 của Ủy nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Chương trình cải cách hành chính trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011- 2015, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

Thực hiện có hiệu quả Chương trình cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; bộ máy quản lý nhà nước tinh gọn; đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển thành phố và hội nhập kinh tế quốc tế.

Giai đoạn 2011-2020, Sở Tài nguyên và Môi trường đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, bao gồm: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ, quản lý tổng hợp về biển và hải đảo; thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến từng phòng, ban, đơn vị và cán bộ công chức toàn Sở như: Thống kê, rà soát và hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi, kiến nghị các văn bản qui phạm pháp luật; thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính theo qui định; công khai niêm yết Bộ thủ tục hành chính; hoàn thiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; ứng dụng và đưa Bộ thủ tụ chành chính vào hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 theo qui định; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng nhằm theo hướng đơn giản thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp và người dân; đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin; kiện toàn tổ chức bộ máy và công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, cải cách tài chính công và hiện đại nền hành chính; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và dịch vụ công. Sau đây là chương trình cải cách hành chính của Sở Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2011-2020.

II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM:

1. Về cải cách thể chế:

 a) Nghiên cứu, kiến nghị xây dựng, hoàn thiện và tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường, bao gồm: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ, quản lý tổng hợp về biển và hải đảo.

b) Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật  nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, cụ thể và khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời phối hợp Sở Tư pháp thành phố trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để hoàn thiện văn bản pháp luật.

c) Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành (bao gồm chính sách, quy định về đất đai, bảo vệ môi trường, xã hội hóa các dịch vụ công…) nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách, trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự công bằng trong phân phối thành quả của đổi mới, của phát triển kinh tế - xã hội;

d) Nghiên cứu, kiến nghị xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế về tổ chức và hoạt động của Sở, đặc biệt xây dựng chính quyền đô thị từ Sở đến các quận-huyện, phường-xã.

2. Cải cách thủ tục hành chính:

a) Cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp.

b) Trong giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện cải cách thủ tục hành chính để tiếp tục cải thiện môi trường làm việc, bảo đảm điều kiện cho kinh tế của thành phố phát triển nhanh, bền vững. Đặc biệt tập trung xây dựng mô hình chính quyền đô thị giai đoạn 2011- 2015 và cải cách quản lý đất đai. Đây được xem như là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cải cách hành chính.

c) Cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước, cụ thể hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành và một cửa liên thông trong giải quyết hồ sơ hành chính về tài nguyên, đất đai, môi trường.

d) Kiểm soát chặt chẽ để tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành, công bố, hủy bỏ, sửa đổi, thay thế mới các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.

đ) Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức niêm yết tại trụ sở, công khai trên trang web; công khai các chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại Sở; duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu về thủ tục hành chính thường xuyên liên tục trên trang web và tại trụ sở làm việc.

e) Đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng thể chế, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tăng cường đối thoại giữa Nhà nước với doanh nghiệp và nhân dân thông hình thức giao lưu trực tuyến.

f) Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Giải quyết tốt mối quan hệ giao dịch giữa các cơ quan hành chính với tổ chức, công dân và doanh nghiệp theo hướng xác định rõ quy trình giải quyết công việc, cơ quan chủ trì và trách nhiệm cá nhân 

3. Cải cách tổ chức bộ máy nhà nước:

 a) Tiến hành tổng rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế hiện có của  Sở và  các đơn vị sự nghiệp của Sở; trên cơ sở đó điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; chuyển giao những công việc mà cơ quan hành chính nhà nước không nên làm hoặc làm hiệu quả thấp cho xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ đảm nhận;

b) Tổng kết, đánh giá mô hình tổ chức và chất lượng hoạt động của chính quyền địa phương nhằm xác lập mô hình tổ chức phù hợp, phân định đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sát thực tế, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng mô hình chính quyền đô thị phù hợp.

Hoàn thiện cơ chế phân cấp, bảo đảm quản lý thống nhất về tài nguyên, khoáng sản quốc gia; quy hoạch và có định hướng phát triển; tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra; đồng thời đề cao vai trò chủ động, tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng lực của từng cấp quản lý.

c) Tiếp tục đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước; thực hiện thống nhất và nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tập trung tại bộ phận tiếp nhận, trả kết quả của Sở; bảo đảm sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt mức trên 80% vào năm 2020.

d) Cải cách và triển khai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; chất lượng dịch vụ công từng bước được nâng cao bảo đảm sự hài lòng của cá nhân đối với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp.

4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức:

a) Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước.

b) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có hiệu quả.

c) Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý.

d) Trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, xây dựng cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức hợp lý gắn với vị trí việc làm.

Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết công việc của cán bộ, công chức phù hợp với yêu cầu xây dựng bộ máy chính quyền các cấp chuyên nghiệp để giải quyết công việc một cách nhanh, chủ động và từng bước chấm dứt tình trạng đùn đẩy trách nhiệm qua lại hoặc đẩy lên cấp trên.

đ) Nghiên cứu, kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của công chức, viên chức trúng tuyển; thực hiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh.

Việc tuyển dụng cán bộ, công chức hành chính phải thực sự xuất phát từ yêu cầu công việc, theo tiêu chí công khai, trên cơ sở phân tích, đánh giá, dự báo nguồn nhân lực hiện tại và tương lai. Việc tuyển dụng gắn với tinh giản biên chế, luân chuyển vị trí công tác theo hướng đổi mới về chất, thay thế những người không đáp ứng được yêu cầu thực thi công vụ trong nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại.

e) Nghiên cứu, kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân; quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức tương ứng với trách nhiệm và có chế tài nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

f) Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức: Hướng dẫn tập sự trong thời gian tập sự; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức; đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng bắt buộc kiến thức, kỹ năng tối thiểu trước khi bổ nhiệm và bồi dưỡng hàng năm. Thực hiện có hiệu quả kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức theo Chương trình Đào tạo nguồn nhân lực của thành phố giai đoạn 2011 - 2015 và các năm tiếp theo.

g) Nghiên cứu, kiến nghị tập trung nguồn lực ưu tiên cho cải cách chính sách tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công; đến năm 2020, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức được cải cách cơ bản, bảo đảm được cuộc sống của cán bộ, công chức, viên chức và gia đình ở mức trung bình khá trong xã hội.

- Sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ phụ cấp ngoài lương theo ngạch, bậc, theo cấp bậc chuyên môn, nghiệp vụ và điều kiện làm việc khó khăn, nguy hiểm, độc hại.

- Đổi mới quy định của pháp luật về khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ và có chế độ tiền thưởng hợp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc công vụ.

i) Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ. Tăng cường kiểm tra, thanh tra công vụ, kiểm soát được các đầu mối và quy trình công việc trong nội bộ các cơ quan hành chính để phát hiện kịp thời các nguy cơ dẫn đến tiêu cực, quan liêu và tham nhũng.

5. Cải cách tài chính công:

a) Động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện cân đối ngân sách tích cực, bảo đảm đời sống cho cán bộ công chức, viên chức, giảm dần bội chi ngân sách.

b) Đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước và cơ chế xây dựng, triển khai các nhiệm vụ khoa học, công nghệ theo hướng lấy mục tiêu và hiệu quả ứng dụng là tiêu chuẩn hàng đầu; xây dựng đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học và công nghệ.

d) Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước, tiến tới xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cơ chế cấp ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước.

đ) Đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; từng bước thực hiện chính sách điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công phù hợp; chú trọng đổi mới cơ chế tài chính theo hướng tự chủ, công khai, minh bạch.

6. Hiện đại hóa nền hành chính thành phố:

a) Thực hiện có hiệu quả kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố, với mục tiêu là hoàn thiện hệ thống điện tử “Một cửa” của thành phố, trở thành trung tâm thông tin phục vụ yêu cầu của người dân và doanh nghiệp. Bảo đảm hệ thống thông tin chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin thông suốt, kịp thời từ sở đến ngành, quận - huyện và phường - xã.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động của Sở để đến năm 2020: 90% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử; cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc; bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ hầu hết các hoạt động trong các cơ quan; hầu hết các giao dịch của các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trên môi trường điện tử, mọi lúc, mọi nơi, dựa trên các ứng dụng truyền thông đa phương tiện; hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến trên Mạng thông tin điện tử hành chính ở mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau.

b) Ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động dịch vụ hành chính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công.

- Thống nhất việc ứng dụng công nghệ thông tin từ Sở đến thành phố quận-huyện, phường -xã, thị trấn, nhằm phục vụ và giải quyết các công việc liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nhân dân và doanh nghiệp theo quy định; giúp các cơ quan nhà nước xử lý công việc nhanh, chính xác; giúp lãnh đạo nắm thông tin kịp thời, kiểm tra công việc đã chỉ đạo.

- Hoàn thành hệ thống thông tin cấp cơ sở, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông và hoàn thiện, nâng cấp các ứng dụng.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống “một cửa điện tử”, các hệ thống thông tin, tạo luồng thông tin tự động. Mở rộng phạm vi kết nối với 24 quận - huyện và các sở - ban - ngành “ Một cửa điện tử” cung cấp tình trạng giải quyết hồ sơ thành phố. Xây dựng bản đồ chia sẻ thông tin của các đơn vị sở - ngành, quận - huyện.

c) Công bố danh mục các dịch vụ hành chính, Bộ thủ tục hành chính công trên Mạng thông tin điện tử hành chính theo quy định. Xây dựng và sử dụng thống nhất biểu mẫu điện tử trong giao dịch giữa cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức và cá nhân, đáp ứng yêu cầu đơn giản và cải cách thủ tục hành chính.

d) Thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng trong các cơ quan hành chính nhà nước: mở rộng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008 cho lĩnh đo đạc bản đồ, khai thác, thu hồi quỹ đất; từng bước mở rộng liên thông, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước và cung cấp các dịch vụ công cho công dân, doanh nghiệp.

đ) Xây dựng trụ sở hiện đại, tập trung ở những nơi có điều kiện. Quy hoạch chuẩn hóa các công sở hành chính các cấp; đầu tư xây dựng trụ sở cơ quan hành chính hiện đại, đáp ứng được yêu cầu hoạt động; trang bị phương tiện làm việc, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đến liên hệ giải quyết công việc. Chú ý bảo đảm công năng sử dụng và tránh lãng phí.

II. CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước 10 năm của thành phố được chia thành 2 giai đoạn:

1. Giai đoạn 1 (2011 - 2015): Sở triển khai thực hiện Chương trình Cải cách hành chính gắn với mục tiêu xây dựng mô hình chính quyền đô thị giai đoạn 2011 - 2015 theo Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2011 và Quyết định số 65/2011/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố và Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2020, với các mục tiêu cụ thể sau đây:

a) Sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan, đơn vị ở Sở để không còn sự chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan hành chính nhà nước; trách nhiệm, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp được phân định hợp lý.

b) Đổi mới cơ bản quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật được.

c) Thể chế hóa các quy định pháp luật về đất đai.

d) Cải cách cơ bản các thủ tục hành chính liên quan đến cá nhân, tổ chức theo hướng gọn nhẹ, đơn giản; mỗi năm đều có tỷ lệ giảm chi phí mà cá nhân, tổ chức, phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước.

đ) Cơ chế một cửa, một cửa liên thông được triển khai 100% vào năm 2013, bảo đảm sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt mức trên 60%.

e) Từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, bảo đảm sự hài lòng của cá nhân đối với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp trong các lĩnh vực đất đai và môi trường đạt mức trên 60% vào năm 2015.

f) Có chính sách tăng thêm thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức trong chi phí quản lý hành chính.

i) Trên 60% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trên mạng điện tử; 100% cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở lên có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định; cung cấp tất cả các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 2 và hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 3 tới người dân và doanh nghiệp.

k) Các trang tin, cổng thông tin điện tử của các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố hoàn thành việc kết nối với Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân Thành phố, góp phần hình thành đầy đủ Mạng thông tin hành chính điện tử của Chính phủ trên Internet.

2. Giai đoạn 2 (2016 - 2020) gồm các mục tiêu sau đây:

a) Hệ thống tổ chức bộ máy của Sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả.

c) Thủ tục hành chính được cải cách cơ bản, mức độ hài lòng của nhân dân và doanh nghiệp về thủ tục hành chính đạt mức trên 80% vào năm 2020.

d) Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước; 100% các cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu cán bộ, công chức theo vị trí việc làm.

đ) Chính sách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức được cải cách cơ bản; thực hiện thang, bảng lương và các chế độ phụ cấp mới theo quy định của nhà nước.

e) Sự hài lòng của cá nhân đối với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp trên các lĩnh vực đất đai, môi trường đạt mức trên 80% vào năm 2020; sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước đạt mức trên 80% vào năm 2020.

g) Đến năm 2020, việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động của Sở đạt được mục tiêu quy định tại Chương trình này.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường công tác chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính đến các Thủ trường các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở. Thủ trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo thống nhất việc thực hiện Chương trình trong phạm vi quản lý của mình; xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả nhiệm kỳ công tác; xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể trong từng thời gian, từng lĩnh vực; phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chương trình.

2. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bằng các hình thức phù hợp, có hiệu quả. Quy định rõ và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chức danh, tiêu chuẩn của từng vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức trong từng cơ quan, tổ chức, từng ngành, từng lĩnh vực làm cơ sở cho tinh giản tổ chức và tinh giản biên chế. Tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân.

3. Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác cải cách hành chính ở Sở và các đơn vị thuộc Sở. Đồng thời, có chế độ, chính sách hợp lý đối với đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác cải cách hành chính.

4. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện cải cách hành chính thông qua các đoàn kiểm tra của Sở để có những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính.

Triển khai thực hiện xây dựng Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

Quy định kết quả thực hiện cải cách hành chính là tiêu chí để đánh giá công tác thi đua, khen thưởng và bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức.

5. Phát triển đồng bộ và song hành, việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông với cải cách hành chính, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công tác của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, tăng cường giám sát chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

6. Đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện Chương trình: kinh phí thực hiện Chương trình được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Sở bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình trong dự toán ngân sách hàng năm được cấp có thẩm quyền giao. Khuyến khích việc huy động theo quy định của pháp luật các nguồn kinh phí ngoài ngân sách trung ương để triển khai Chương trình.

            7. Cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công vụ có chất lượng và hiệu quả cao.

Văn phòng Sở


Số lượt người xem: 4193    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm