• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
0
0
4
3
0
7
1
Tin tức sự kiện 05 Tháng Giêng 2015 7:45:00 CH

Ngành Tài nguyên và Môi trường: Vượt khó khăn - về đích



Giao lưu trực tuyến giữa Bộ TN&MT với người dân và doanh nghiệp năm 2014. Ảnh: Hoàng Minh

Vượt qua những khó khăn chung của nền kinh tế, năm 2014, toàn ngành Tài nguyên và môi trường đã hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch đề ra, tạo tiền đề vững chắc để triển khai thực hiện các kế hoạch năm 2015 – năm cuối của kế hoạch 5 năm 2011 – 2015.

Hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật

Trong năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tập trung chỉ đạo xây dựng, trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7; trình Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo tại kỳ họp thứ 8; tổ chức thực hiện hiệu quả các văn bản luật đã được ban hành như Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai nhằm giải quyết cơ bản những vấn đề bức xúc trong việc quản lý, sử dụng tài nguyên đất, nước, khoáng sản; ngăn ngừa, phòng chống, khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; đóng góp tích cực cho việc đảm bảo an sinh xã hội, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Đặc biệt, dự án Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo dự kiến được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 sẽ góp phần đáp ứng yêu cầu khắc phục tình trạng xung đột trong khai thác, sử dụng tài nguyên biển, giảm dần tình trạng ô nhiễm môi trường biển, hạn chế khai thác quá mức chức năng của vùng bờ, nâng cao hiệu quả công tác quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển, đồng thời hoàn thiện cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia về tài nguyên, môi trường biển.

Cùng với việc tham mưu xây dựng, tổ chức thực hiện các văn bản luật, Bộ đã huy động các nguồn lực tập trung hoàn thành việc xây dựng, trình Chính phủ ban hành 5 nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, 7 nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường theo đúng Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cùng nhiều văn bản quy định chi tiết thi hành luật thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, đưa các văn bản Luật nhanh chóng được triển khai đi vào cuộc sống, đã cơ bản khắc phục được tình trạng nợ đọng văn bản.

Trong năm 2014, Bộ đã trình và được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 29 văn bản; đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 40 đề án, văn bản quy phạm pháp luật; ban hành và phối hợp ban hành 59 thông tư, thông tư liên tịch, tạo lập một hành lang pháp lý hoàn thiện về tài nguyên và môi trường. Các văn bản pháp luật được xây dựng và ban hành đều bám sát chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường tính công khai, minh bạch, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp; phát huy nguồn lực tài nguyên và môi trường cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý; đồng thời góp phần ngăn ngừa, hạn chế tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, làm giảm khiếu kiện và các yếu tố dẫn đến sự mất ổn định xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, môi trường, khoáng sản.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành đã được chỉ đạo triển khai có hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm; qua công tác thanh tra, kiểm tra đã kịp thời phát hiện những yếu kém, hạn chế và các sai phạm để xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với những tổ chức, cá nhân có vi phạm. Bộ đã tăng cường phối hợp với các địa phương để tập trung giải quyết những vụ việc khiếu kiện về đất đai trọng điểm, phức tạp, kéo dài.

Công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường đã có chuyển biến rõ rệt. Đã đôn đốc, chỉ đạo các địa phương tập trung hoàn thành việc cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất; lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011- 2015) các cấp và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Hoàn thành việc xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông (gồm có 61 hồ chứa trên 11 lưu vực sông) giúp tăng cường khả năng phòng tránh lũ lụt, hạn hán cho hạ du, góp phần điều chỉnh các cơ chế chính sách vận hành liên hồ, liên quan đến lưu vực các sông. Tích cực triển khai thực hiện Luật Tài nguyên nước, Luật Khoáng sản, Luật Đất đai. Thực hiện tốt công tác tham mưu cho Chính phủ trong xử lý những vấn đề mang tính chiến lược trong công tác quản lý tài nguyên bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; đề xuất chính sách, giải pháp trong giải quyết các vấn đề nóng của hợp tác sông Mê Công. Chấn chỉnh công tác cấp phép tài nguyên khoáng sản; quan tâm công tác bảo vệ môi trường, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời nhiều vụ việc, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; nâng cao chất lượng dự báo khí tượng thủy văn, cảnh bảo thiên tai. Tích cực triển khai các hoạt động quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực biển và hải đảo, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải Biển Đông; tập trung xây dựng thể chế, cơ chế quản lý Nhà nước trong lĩnh vực viễn thám.

Đẩy mạnh cải cách hành chính

Ngoài tạo lập một môi trường sạch, bền vững, các thủ tục hành chính cũng được rà soát theo hướng tạo sự thông thoáng, thuận tiện đối với các tổ chức cá nhân. Công tác tổ chức cán bộ phải lấy nhân tố phát hiện nhân tài và phát triển con người làm hạt nhânđảm bảo sự hoàn thiện của hệ thống. Cơ chế và tổ chức bộ máy là giải pháp đột phá tạo cơ sở để phát huy tính hiệu quả của nguồn nhân lực. Từ đó tạo thành sức mạnh tổng hợp thúc đẩy sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường, góp phần tích cực vào đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nền hành chính công trong các lĩnh vực tài nguyên và môi trường được cải tiến theo hướng minh bạch, hiệu quả.

Trên tinh thần ấy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai thực hiện nghiêm túc Chương trình tổng thể cải cách hành chính của Chính phủ; Chương trình tổng thể cải cách hành chính của Bộ giai đoạn 2012 - 2020; Nghị quyết của Ban cán sự đảng Bộ về tăng cường lãnh đạo đối với công tác cải cách hành chính và giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức của ngành tài nguyên và môi trường. Tăng cường đơn giản hóa thủ tục hành chính theo hướng giảm các bước, quy trình xử lý công việc, công khai, minh bạch tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; Bộ đã hoàn thành việc cập nhật thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước, biển và hải đảo trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; đề nghị Bộ Tư pháp công khai 194 thủ tục hành chính trên cơ sở dữ liệu quốc gia; tích cực triển khai Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Đề án 896).

Cải cách tài chính công đã được thực hiện đồng bộ và toàn diện, trong đó đẩy mạnh việc phân cấp quản lý về tài chính đã góp phần sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực; thực hiện Chương trình hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết số 40/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công.

Tiếp tục hiện đại hóa hành chính, Bộ đã hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của Cổng thông tin điện tử của Bộ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành; xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 đối với các đơn vị quản lý Nhà nước thuộc Bộ. Đổi mới phương thức làm việc; nâng cao chất lượng hoạt động của Văn phòng “một cửa”. Chấn chỉnh, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính trong toàn ngành; thực hiện nghiêm Quy chế làm việc của Chính phủ. Tăng cường phối hợp với địa phương nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; trong năm 2014, Bộ đã cùng với Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố tổ chức thành công 2 đợt giao lưu trực tuyến với nhân dân và doanh nghiệp; đã tiếp nhận và trả lời gần 2.500 câu hỏi của nhân dân và doanh nghiệp gửi đến.

Với những kết quả đạt được, cùng các chiến lược cụ thể đã được đề ra, thời gian tới, ngành tài nguyên và môi trường sẽ trở thành một lĩnh vực chủ đạo của nền kinh tế.


 

 

Theo Website Bộ TNMT.


Số lượt người xem: 3436    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm