■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với nhà đã xây dựng của Công ty TNHH Xây dựng Thế Minh tại phường Thạnh Mỹ Lợi, thành phố Thủ Đức  (09/05)
■  Thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở, công trình xây dựng của chủ đầu tư  (09/05)
■  Lấy ý kiến góp ý Dự thảo “Quy định về điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất và điện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”  (08/05)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Xây dựng mới khối nhà A trụ sở Sở Xây dựng” tại số 60 Trương Định, phường Võ Thị Sáu, Quận 3 của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp  (07/05)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường  (07/05)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án “Đầu tư xây dựng Tổ hợp dịch vụ Thương mại” tại số 02 Hồng Hà, Phường 2, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh của Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự  (07/05)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
9
5
0
7
9
5
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 22 Tháng Hai 2016 10:15:00 SA

TPHCM giảm hấp dẫn do ô nhiễm khí thải

 

 

Nằm trong tốp 10 thành phố có chất lượng môi trường không khí ô nhiễm nhất trên thế giới khiến hình ảnh TPHCM kém hấp dẫn du khách. Chính vì vậy, việc làm sao để cải thiện tình trạng này là yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, những giải pháp nhằm cải thiện tình trạng này hiện đang thiếu.

 

Theo các chuyên gia môi trường, ô nhiễm nặng nề nhất của thành phố là bụi, tiếng ồn và khí thải phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, phương tiện giao thông. Tuy nhiên, để đi đến được kết quả công bố trên lại do những đơn vị đo đạc, phân tích nước ngoài thực hiện. Tại TPHCM, sau năm 2010, gần như thành phố không thể dự báo chính xác chất lượng ô nhiễm khí thải. Nguyên nhân là do toàn bộ hệ thống quan trắc không khí tự động đã không thể hoạt động. Nhiều đề xuất nhằm cải thiện trạm quan trắc tự động đã được Sở Tài nguyên và Môi trường trình nhưng cho đến nay việc cần thiết phải xây dựng hệ thống quan trắc tự động không khí vẫn chưa được hình thành và đi vào hoạt động.

 

Không thể đo đạc khí thải bằng hệ thống quan trắc không khí tự động, Sở Tài nguyên và Môi trường phải sử dụng phương pháp đo đạc thủ công hoặc bán tự động. Tức là chỉ có thể đo đạc tại một số điểm trong một khoảng thời gian nhất định. Kết quả đo đạt chất lượng không khí gần đây nhất cho thấy, không khí thành phố đều ô nhiễm vượt quy chuẩn cho phép. Cụ thể, có đến 40,50% số liệu bụi và 92,50% số liệu mức ồn quan trắc được tại 10 vị trí giao thông vượt quy chuẩn cho phép. Nồng độ các chất ô nhiễm quan trắc được tại khu vực ngã tư An Sương và khu vực Gò Vấp có giá trị cao nhất trong 15 vị trí quan trắc chất lượng không khí.

 

Điều đáng nói là những kết quả thu được từ việc đo đạc bán tự động này chỉ có tính chất định lượng tại những địa điểm cố định, khó có thể đánh giá tổng thể hiện trạng ô nhiễm không khí, mức độ tăng giảm, cũng như dự báo xu hướng của thực trạng ô nhiễm không khí trong thời gian tới. Theo đó, những giải pháp đề xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí cũng không khả thi cũng như sát với yêu cầu của thực tế.

 

Trong bối cảnh thành phố chưa thể tự mình đánh giá tổng quan thực trạng ô nhiễm khí thải của mình thì tại các bệnh viện, nhất là Bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 liên tục xác nhận số lượng bệnh nhân nhi bị mắc các bệnh về hô hấp ngày càng tăng mà nguyên nhân chủ yếu do tiếp xúc nhiều với khí thải ô nhiễm. Thực tế, bị thế giới xếp hạng vào tốp 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới cộng với tình trạng bệnh hô hấp của cộng đồng ngày càng tăng nhanh đã khiến cho hình ảnh của thành phố ít nhiều bị giảm hấp dẫn. Nhất là trong bối cảnh thành phố đang hướng đến phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Do đó, việc phải đầu tư hệ thống quan trắc không khí tự động là hết sức cấp thiết.

 

Bên cạnh đó, những giải pháp đồng bộ khác như tăng cường mảng xanh, phát triển hệ thống giao thông công cộng để giảm ùn tắc giao thông, cải thiện hạ tầng giao thông để tạo kết nối thông thoáng giữa các tuyến đường liên quận, huyện cũng cần phải được triển khai nhanh. Có như vậy mới kỳ vọng góp phần cải thiện chất lượng môi trường thành phố nói chung, đồng thời đưa TPHCM trở thành thành phố xanh, sạch và thân thiện.

 

 

 

Nguồn: Báo SGGP.

TPHCM giảm hấp dẫn do ô nhiễm khí thải

Thứ hai, 22/02/2016, 08:13 (GMT+7)

 

Nằm trong tốp 10 thành phố có chất lượng môi trường không khí ô nhiễm nhất trên thế giới khiến hình ảnh TPHCM kém hấp dẫn du khách. Chính vì vậy, việc làm sao để cải thiện tình trạng này là yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, những giải pháp nhằm cải thiện tình trạng này hiện đang thiếu.

Theo các chuyên gia môi trường, ô nhiễm nặng nề nhất của thành phố là bụi, tiếng ồn và khí thải phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, phương tiện giao thông. Tuy nhiên, để đi đến được kết quả công bố trên lại do những đơn vị đo đạc, phân tích nước ngoài thực hiện. Tại TPHCM, sau năm 2010, gần như thành phố không thể dự báo chính xác chất lượng ô nhiễm khí thải. Nguyên nhân là do toàn bộ hệ thống quan trắc không khí tự động đã không thể hoạt động. Nhiều đề xuất nhằm cải thiện trạm quan trắc tự động đã được Sở Tài nguyên và Môi trường trình nhưng cho đến nay việc cần thiết phải xây dựng hệ thống quan trắc tự động không khí vẫn chưa được hình thành và đi vào hoạt động.

Không thể đo đạc khí thải bằng hệ thống quan trắc không khí tự động, Sở Tài nguyên và Môi trường phải sử dụng phương pháp đo đạc thủ công hoặc bán tự động. Tức là chỉ có thể đo đạc tại một số điểm trong một khoảng thời gian nhất định. Kết quả đo đạt chất lượng không khí gần đây nhất cho thấy, không khí thành phố đều ô nhiễm vượt quy chuẩn cho phép. Cụ thể, có đến 40,50% số liệu bụi và 92,50% số liệu mức ồn quan trắc được tại 10 vị trí giao thông vượt quy chuẩn cho phép. Nồng độ các chất ô nhiễm quan trắc được tại khu vực ngã tư An Sương và khu vực Gò Vấp có giá trị cao nhất trong 15 vị trí quan trắc chất lượng không khí.

Điều đáng nói là những kết quả thu được từ việc đo đạc bán tự động này chỉ có tính chất định lượng tại những địa điểm cố định, khó có thể đánh giá tổng thể hiện trạng ô nhiễm không khí, mức độ tăng giảm, cũng như dự báo xu hướng của thực trạng ô nhiễm không khí trong thời gian tới. Theo đó, những giải pháp đề xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí cũng không khả thi cũng như sát với yêu cầu của thực tế.

Trong bối cảnh thành phố chưa thể tự mình đánh giá tổng quan thực trạng ô nhiễm khí thải của mình thì tại các bệnh viện, nhất là Bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 liên tục xác nhận số lượng bệnh nhân nhi bị mắc các bệnh về hô hấp ngày càng tăng mà nguyên nhân chủ yếu do tiếp xúc nhiều với khí thải ô nhiễm. Thực tế, bị thế giới xếp hạng vào tốp 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới cộng với tình trạng bệnh hô hấp của cộng đồng ngày càng tăng nhanh đã khiến cho hình ảnh của thành phố ít nhiều bị giảm hấp dẫn. Nhất là trong bối cảnh thành phố đang hướng đến phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Do đó, việc phải đầu tư hệ thống quan trắc không khí tự động là hết sức cấp thiết.

Bên cạnh đó, những giải pháp đồng bộ khác như tăng cường mảng xanh, phát triển hệ thống giao thông công cộng để giảm ùn tắc giao thông, cải thiện hạ tầng giao thông để tạo kết nối thông thoáng giữa các tuyến đường liên quận, huyện cũng cần phải được triển khai nhanh. Có như vậy mới kỳ vọng góp phần cải thiện chất lượng môi trường thành phố nói chung, đồng thời đưa TPHCM trở thành thành phố xanh, sạch và thân thiện.

 

- See more at: http://www.sggp.org.vn/moitruongdothi/2016/2/412422/#sthash.o57lY2CD.dpuf

 


Số lượt người xem: 2807    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm