• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
7
7
6
0
5
5
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 28 Tháng Giêng 2016 8:00:00 SA

Dùng công cụ thuế để giảm thiểu sử dụng túi nilon

 



Các loại túi thân thiện môi trường đang được sử dụng ngày càng rộng rãi

 
 
TS Hoàng Dương Tùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho biết, thu thuế đối với cơ sở sản xuất túi nilon để giảm thiểu loại túi này ra môi trường.

 

 

 

 Túi ni lông – lợi bất cập hại

Tiện dụng, giá thành rẻ là lợi ích và ưu thế lớn nhất do túi ni lông mang lại. Tuy nhiên, cái lợi của việc sử dụng túi lại gây ra rất nhiều tác hại đến môi trường và sức khỏe con người. Ở Việt Nam, các túi ni lông nhỏ được người tiêu dùng sử dụng để đựng đồ khi đi chợ hay để đựng rác thải trong gia đình. Những loại túi ni nông này sẽ không được tái chế và trở thành rác thải. Rác thải này nếu tồn tại trong đất sẽ làm đất không xốp, ảnh hưởng hệ thống nước ngầm, nếu ra các dòng sông túi ni lông sẽ ngăn nước, ảnh hưởng xáo trộn hệ tự nhiên. Những năm gần đây, việc sử dụng túi ni lông đã trở thành một tình trạng đáng báo động. Việc xử lý rác thải ni lông cũng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

 

Để hạn chế xử dụng túi ni lông, năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án 582 về “Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020”. Theo đó, đến 2020, giảm 65% khối lượng túi ni lông khó phân hủy sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại so với năm 2010; giảm 50% khối lượng túi ni lông khó phân hủy sử dụng tại các chợ dân sinh so với năm 2010; thu gom và tái sử dụng 50% tổng số lượng chất thải túi ni lông khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt.

 

Theo TS. Hoàng Dương Tùng, từ khi thực hiện đề án 582 đến nay việc kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đến năm 2015, 90% hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại tại các đô thị đặc biệt và loại 1 đã sử dụng túi ni lông thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy. Tại các địa phương khác, túi ni lông thân thiện môi trường cũng đang ngày càng được sử dụng rộng rãi ở những trung tâm thương mại.

 

Vấn đề lớn nhất hiện nay là tại các chợ dân sinh truyền thống, chợ nông thôn việc sử dụng túi ni lông siêu mỏng khó phân hủy, gây hại cho môi trường vẫn còn phổ biến.

 

Đánh thuế để hạn chế sản xuất, sử dụng

TS.Hoàng Dương Tùng cho biết, một trong những công cụ để hạn chế sản xuất túi ni lông nhỏ cũng như hạn chế sử dụng túi ni lông nhỏ đó là đánh thuế các cơ sở sản xuất. Việc đánh thuế các cơ sở sản xuất đã được thực hiện từ nhiều năm trước, cụ thể thu thuế 40.000 đồng/kg túi ni lông nhỏ (tương đương với giá bán hiện tại). Với việc thu thuế như thế thì giá bán của các cơ sở sản xuất sẽ tăng gấp đôi. Đồng thời với đó là việc khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất túi ni lông thân thiện với môi trường mở rộng quy mô và hạ giá thành để người tiêu dùng sẽ sử dụng túi ni lông thân thiện với môi trường.

 

Đánh giá của Bộ TN&MT cho thấy, việc thu thuế đối với các cơ sở sản xuất túi ni lông nhỏ chưa được thực hiện nghiêm túc, các cơ sở sản xuất túi ni lông luôn tìm cách trốn thuế, các cơ quan thu thuế làm chưa quyết liệt. Vì vậy Bộ TN&MT đề nghị, trong thời gian tới, cần đẩy mạnh, thực hiện quyết liệt vấn đề thu thuế đối với các cơ sở sản xuất túi ni lông nhỏ. Các cơ quan chức năng cần kết hợp với lượng lượng công an khu vực trong việc thu thuế đối với các hộ sản xuất túi ni lông.

 

Mặt khác, để hạn chế dùng túi ni lông trong dân cư, các đơn vị cần tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, doanh nghiệp về tác hại của chất thải túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường và khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường đối với từng hộ gia đình, ở các khu dân cư, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất túi thân thiện, túi phân hủy để họ hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh với túi ni lông khó phân hủy, tạo thói quen sử dụng túi thân thiện, góp phần bảo vệ môi trường.

 

 

 

Nguồn: Website Bộ TN&MT.


Số lượt người xem: 4298    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm