• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
0
0
8
9
3
4
7
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 15 Tháng Sáu 2015 8:00:00 SA

Nhiều chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu tại TP HCM

(TN&MT) - Do diễn biến bất thường của thời tiết, những trận mưa, bão lớn xuất hiện ngày càng nhiều tại các tỉnh Nam bộ. Tác động xấu của biến đổi khí hậu (BĐKH) cũng gây ngập lụt ngày càng trầm trọng tại TP HCM. Trong hai đợt triều cường cuối năm 2014, mức nước tại thành phố đã lên đến 1m68, vượt hơn 15cm so với dự báo của các nhà khoa học cách đây 10 năm. Trước thực trạng này, chính quyền và người dân TP HCM đang thực hiện nhiều giải pháp để thích ứng với BĐKH và giảm thiểu thiệt hại do BĐKH gây ra.

 

 

     

 

Đã giữa tháng 6, nhưng khu vực Nam bộ mới chỉ có vài trận mưa. Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, mùa mưa năm nay đến muộn, sẽ  ít mưa hơn những năm trước, nhưng tại TP HCM sẽ có nhiều hơn những trận mưa lớn và những trận bão. Nếu nước biển dâng nhanh chóng như hiện nay, chỉ trong 5-10 năm nữa, đỉnh triều tại TPHCM có thể đạt đến 2m. Với mực nước này, khoảng 20% diện tích của TP HCM sẽ bị ngập chìm trong nước. BĐKH đang ảnh hưởng xấu và trực tiếp đến cuộc sống của người dân thành phố.

 

 

Nhận thức được tầm quan trọng của việc thích ứng với BĐKH, TP HCM đã và đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể đối với công tác này. Hiện nay, thành phố đang xây dựng 2 nhà máy xử lý rác với công suất 2 ngàn tấn/ngày theo công nghệ Nhật Bản. Ủy ban nhân dân TP HCM cũng vừa chấp thuận cho Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ lập Dự án nâng cấp tuyến đê biển dài hơn 12km để bảo vệ dân cư và phòng chống nước dâng do bão và triều cường.


Với sự hỗ trợ về kinh phí và khoa học kỹ thuật của thành phố Rotterdam (Hà Lan), TP HCM đã chọn quận 4 để thí điểm các hoạt động trong chiến lược thích ứng với BĐKH. Trước mắt, các nhà khoa học từ thành phố Rotterdam và TP HCM sẽ xây dựng “kịch bản” về những tình huống xấu nhất do BĐKH gây ra tại quận 4 và có các giải pháp cụ thể để ứng phó, giảm thiệt hại ở mức thấp nhất. Theo kế hoạch, TP HCM sẽ xây dựng một hồ điều tiết để chống ngập và một công viên xanh để làm nơi vui chơi, giải trí cho người dân tại khu vực này.

 

 

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm quản lý nước và Biến đổi khí hậu thuộc Đại học Quốc gia TP HCM cho biết: “Diễn biến bất lợi của BĐKH hiện nay đã cho thấy, các giải pháp cứng của chúng ta đã đạt đến giới hạn của nó rồi. Nếu không có những giải pháp mềm và triển khai nó một cách cấp bách thì những tình trạng thời tiết cực đoan và ngập lụt mà chúng ta đã chứng kiến nó sẽ càng nặng hơn. Những giải pháp mềm, những giải pháp phi công trình, phi truyền thống nó đóng vai trò ngày càng quan trọng. Cái xu hướng của thế giới là chúng ta bớt phát triển ở những vùng nguy hiểm”.


Theo ông Hồ Long Phi, ngoài những giải pháp công trình như: Xây dựng những hồ điều tiết, gia cố bờ bao và xây dựng các công trình chống ngập, TP HCM cần thích ứng với BĐKH với chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội bền vững hơn. Một trong những giải pháp cơ bản là phải quy hoạch phát triển đô thị một cách khoa học, hạn chế phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư ở những vùng trũng, thấp ở phía Tây và phía Nam thành phố. Trước mắt, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân, nhất là người dân ở những vùng trũng, thấp sẵn sàng các phương án để đối phó và giảm thiểu thiệt hại do ngập nước, triều cường.   

       

 

Thích ứng với BĐKH bằng những hành động cụ thể đang là nhiệm vụ cấp thiết đặt ra cho cả chính quyền và người dân TP HCM. Với những hành động nhỏ như: cùng nhau trồng thêm cây xanh; tiết kiệm điện, xăng dầu để giảm khí thải ra môi trường; không xả rác bừa bãi; phân loại rác tại nguồn; sử dụng túi đựng bằng giấy thay cho túi ni lông... mỗi người đều có thể đóng góp một phần công sức của mình vì một môi trường sống tốt đẹp hơn.

 

 

Theo Báo Tài nguyên & Môi trường .

 


Số lượt người xem: 2975    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm