• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
0
0
4
2
9
9
1
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 06 Tháng Tư 2016 7:55:00 SA

Khẩn trương tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

 

 



Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân phát biểu tại buổi làm việc

 
 
Ngày 5/4, tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đã có buổi làm việc với Tổng cục Môi trường về việc tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ đối với dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo Vụ Pháp Chế, Thanh tra Bộ và Văn phòng Bộ.
 

 

Báo cáo tại buổi làm việc, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài cho biết, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có nhiều thay đổi về hình thức, mức xử phạt, thẩm quyền xử phạt và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, trong đó mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1 tỷ đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đồng đối với tổ chức. Luật Bảo vệ môi trường 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 có nhiều nội dung đã được điều chỉnh theo hướng tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường và tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm. Luật Đa dạng sinh học đã bổ sung nhiều quy định mới về bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên, các loài sinh vật và tài nguyên di truyền.

 

Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, Nghị định số 179/2013/NĐ-CP đã phát huy hiệu quả và là công cụ hữu hiệu trong công tác bảo vệ môi trường với mức xử phạt tăng cao và các hình thức xử phạt nghiêm khắc, có tính răn đe cao đối với các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm và gây ô nhiễm môi trường. Luật Bảo vệ môi trường 2014 có nhiều đổi mới nên một số quy định mới về bảo vệ môi trường đã có sự thay đổi để phù hợp với thực tế. Tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện như: thiếu quy định điều chỉnh hành vi đối với nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; các hành vi liên quan đến quản lý chất thải và phế liệu, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, phương án cải tạo và phục hồi môi trường và một số hành vi khác đã thay đổi; một số quy định về hành vi vi phạm chưa có tính răn đe đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm nghiêm trọng… Vì vậy, việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 179/2013/NĐ-CP là hết sức cần thiết.

 

Dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được xây dựng gồm 4 Chương với 62 Điều, trong đó, Chương I về Những quy định chung; Chương II về Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; Chương III về Thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; Chương IV về Điều khoản thi hành.

 

Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài báo cáo tại buổi làm việc

 

Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận, tiếp thu các ý kiến của thành viên Chính phủ về hoàn thiện dự thảo Nghị định trong đó tập trung vào các vấn đề như về bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với chức danh Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường; thêm một số quy định về một số hành vi khác như hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; các hành vi liên quan đến quản lý chất thải và phế liệu, đánh giá tác động môi trường…; điều chỉnh mức phạt bám sát quy định về tội phạm môi trường theo Bộ Luật hình sự…

 

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh về sự cần thiết và tầm quan trọng của việc xây dựng Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (thay thế Nghị định 179/2013/NĐ-CP). Nghị định sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả và là công cụ hữu hiệu trong công tác bảo vệ môi trường, có tính răn đe cao đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm nghiêm trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững. Vì vậy, Thứ trưởng cho rằng, các hành vi vi phạm trong Dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải bám sát các quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2014, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; đồng thời, mức xử phạt cần điều chỉnh cho phù hợp với các quy định về tội phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự để tạo chế tài mạnh, đủ sức răn đe với các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường. Thứ trưởng cũng đề nghị Tổng cục Môi trường tiếp thu, giải trình các ý kiến của thành viên Chính phủ nhằm hoàn thiện Nghị định, chuẩn bị trình Chính phủ.

 

 

 

 

Nguồn: CTTĐT.


Số lượt người xem: 3178    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm