• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
0
0
0
6
0
8
2
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 05 Tháng Sáu 2015 9:00:00 SA

Quản chặt hóa chất để hạn chế ô nhiễm nguồn nước

(TN&MT) - Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động sản xuất, kinh doanh sử dụng hóa chất đang đặt ra thách thức đối với môi trường, đặc biệt là với môi trường nước.

 

 

 
 
Hóa chất được sử dụng quá bừa bãi
 
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, địa phương có nguy cơ xảy ra sự cố an toàn hóa chất cao nhất là TP. HCM. Kết quả thống kê từ năm 2010 – 2014, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 7 vụ nổ liên quan đến hóa chất, làm chết 8 người, bị thương 7 người. 
 
 
Việc quản lý hóa chất hiện nay vẫn chưa được thắt chặt nên các hoạt động kinh doanh trái phép cũng diễn ra mạnh mẽ. Điển hình, qua kiểm tra ngay tại chợ Kiêm Biên hóa chất dùng trong công nghiệp và hóa chất được sử dụng trong thực phẩm được bày bán lẫn lộn. Mẫu xét nghiệm của Sở Y tế thành phố HCM đã cho thấy có tới 20% mẫu thực phẩm có chứa hóa chất độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
 
 
Một khúc sông bị đầu độc vì thuốc tẩy của dệt nhuộm
Một khúc sông bị đầu độc vì thuốc tẩy của dệt nhuộm
 
 
Ngoài ra, theo ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, mỗi năm hoạt động nông nghiệp phát sinh khoảng 9.000 tấn chất thải nông nghiệp nguy hại, chủ yếu là thuốc BVTV, trong đó không ít loại thuốc có độ độc cao đã bị cấm sử dụng. Ngoài ra, cả nước còn khoảng 50 tấn thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu tại hàng chục kho bãi; 37.000 tấn hóa chất dùng trong nông nghiệp bị tịch thu đang được lưu giữ chờ xử lý.
 
 
Cần những biện pháp quản lý mạnh 
 
 
Thực tế cho thấy, có rất nhiều hoạt động sản xuất đã và đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước. Điều đó đã cho thấy công tác quản lý ô nhiễm do hóa chất còn nhiều bất cập. Theo bà Nguyễn Thị Thúy Hà, Cục Hóa chất, Bộ Công Thương, hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động hóa chất còn chồng chéo với nhiều cơ quan tham gia như Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, Bộ KH&CN, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng... Trong khi đó, bộ máy nhân sự quản lý hóa chất tại các địa phương còn mỏng, nhiều địa phương còn thiếu cán bộ chuyên môn nên trong quá trình thực thi nhiệm vụ còn lúng túng. Ngoài ra, việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp hóa chất còn chưa tốt.
 
 
Kiểm soát ô nhiễm là nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra những nội dung cũng như quy trình kiểm soát ô nhiễm môi trường nước một cách đầy đủ và thống nhất. Các quy định về kiểm soát ô nhiễm nước đối với lưu vực sông và biển ven bờ đã được quy định nhưng đối với môi trường nước khác còn đang thiếu quy định. Vấn đề quản lý các nguồn nước thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh còn nhiều bất cập. Theo quy định của Luật BVMT, mọi nguồn thải phải xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi xả thải vào môi trường tiếp nhận. Tuy nhiên, việc xác định môi trường tiếp nhận là môi trường xung quanh, hệ thống thoát nước hay hệ thống thủy lợi còn chưa rõ trong các quy định hiện hành.
 
 
Để khắc phục những tồn tại hạn chế này, ông Võ Tuấn Nhân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường Quốc hội cho rằng: Trước hết phải hoàn thiện khung chính sách trong đó xác định các trọng tâm ưu tiên trong công tác kiểm soát ô nhiễm nước trên toàn quốc trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 để đề xuất Thủ tướng Chính phủ những định hướng chiến lược mang tầm quốc gia và cho từng địa phương cụ thể. Xây dựng cơ chế, chính sách phối hợp giữa Nhà nước và người dân cũng như cơ chế khuyến khích đầu tư, xã hội hóa các hoạt động về kiểm soát ô nhiễm nước như đầu tư xử lý chất thải, xử lý các thủy vực bị ô nhiễm...
 
 
Bên cạnh đó, theo nhiều chuyên gia cần phải tổ chức triển khai các giải pháp đồng bộ để quản lý các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường, tập trung ưu tiên kiểm soát các lọai chất hóa học, không thể để sử dụng tràn lan và mua bán rộng rãi như hiện nay, đặc biệt với một số hóa chất độc hại, có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước khó có thể phục hồi. 
 
 
Một việc quan trọng cũng được nhiều chuyên gia cho rằng cần phải nâng cao năng lực thực thi công tác kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở cấp Trung ương và địa phương trong đó đẩy mạnh việc áp dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ về theo dõi, phát hiện, ngăn chặn, xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường nước...
 
 
 
 
 
Theo Báo Tài nguyên và Môi trường.

Số lượt người xem: 2882    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm