• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
7
7
2
1
7
0
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực đất đai 25 Tháng Chín 2015 1:45:00 CH

Thi hành Luật đất đai: Nỗ lực từ chính sách đến hành động

 

 

Ảnh minh họa- nguồn: Internet

 
Có hiệu lực thi hành hơn một năm, Luật đất đai 2013 đang từng bước đi vào cuộc sống; góp phần quan trọng ổn định các mối quan hệ về đất đai và tạo chuyển biến tích cực trong công tác quản lý đất đai từ trung ương đên địa phương. Những chuyển biến đáng mừng này cho thấy sự cố gắng của Bộ TN&MT trong việc tham mưu ban hành hàng loạt các chính sách kịp thời ngay sau khi Luật được ban hành cũng như nhiều hành động thiết thực tháo gỡ vướng mắc cho các địa phương trong quá trình triển khai.

 

 

 

 

Từ chính sách…

 

Theo thông tin từ Bộ TN&MT, ngay sau khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành, Tổng cục Quản lý đất đai đã tập trung đẩy nhanh xây dựng các văn bản để trình ban hành theo đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo tiến độ, kịp thời. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm nay, Tổng cục đã hoàn thiện và trình Bộ trưởng ban hành 5 Thông tư, Thông tư liên tịch…

 

Hiện nay, Tổng cục đang tập trung rà soát, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thi hành Luật Đất đai để tham mưu xây dựng dự thảo Nghị định quy định bổ sung một số nội dung về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất… trình Chính phủ ban hành vào cuối năm 2015.

 

Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết, đây là Nghị định có phạm vi đối tượng điều chỉnh rất lớn. Quan trọng nhất là Nghị định phải giải quyết vấn đề phát sinh từ thực tiễn đặt ra trong quá trình thi hành Luật Đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai cần tiếp tục làm việc với các địa phương, rà soát, tổng hợp các vướng mắc, kiến nghị để bảo đảm các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu cầu và thực tiễn cuộc sống. 

 

Việc trình ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn kịp thời đã khắc phục tình trạng Luật chờ các văn bản hướng dẫn thi hành. Đây cũng là bước tiến quan trọng, thể hiện quyết tâm cao của Bộ nhằm góp phần nhanh chóng đưa Nghị Quyết đi vào cuộc sống.

 

 … đến hành động

 

            Hơn 1 năm qua, Bộ TN&MT đã tích cực ghi nhận, tiếp thu những kiến nghị, vướng mắc từ các địa phương trong quá trình thi hành Luật Đất đai 2013. Lãnh đạo Bộ đã trực tiếp làm việc với UBND các tỉnh thành như Hà Nội, Yên Bái… để thu nhận ý kiến của địa phương. Từ đó kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình chuyển tiếp thi hành Luật đất đai, không để ách tắc gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt, Tổng cục Quản lý đất đai đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương  tháo gỡ khó khăn trong công tác quản lý, sử dụng đất; trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án lớn, công trình trọng điểm trên cả nước.

 

Song hành cùng đó, công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai cũng được đẩy mạnh. Cụ thể, thực hiện Luật Đất đai năm 2013, các văn bản hướng dẫn thi hành, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực quản lý đất đai, Tổng cục đã kịp thời trình Bộ trưởng công bố Bộ TTHC trong lĩnh vực đất đai. Đồng thời đôn đốc các địa phương khẩn trương chỉ đạo rà soát, ban hành các Văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai theo thẩm quyền theo hướng cải cách, đơn giản hóa TTHC, thực hiện quy trình liên thông giữa các cơ quan hành chính trong quá trình thực hiện. Theo báo cáo từ các địa phương, đến ngày 30/6/2015 cả nước có 50 tỉnh, thành phố đã hoàn thành và công bố Bộ Thủ tich hành chính theo quy định; 13 tỉnh thành còn lại đang tiếp tục hoàn thiện để triển khai công bố. Bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai được rà soát, công bố là bước tiến quan trọng, đưa công tác quản lý đất đai từ trung ương đến địa phương đi vào nền nếp; tạo điều kiện thuận lợi cho cả cơ quan quản lý, chính quyền các cấp và tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

 

Đến thời điểm này, cả nước cũng đã đo đạc lập bản đồ địa chính đạt trên 70% tổng diện tích tự nhiên, Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất đạt trên 85% tổng diện tích các loại đất cần cấp. Hiện cả nước có trên 100 huyện vận hành cơ sở dữ liệu đất đai, trong đó 58 huyện vận hành và quản lý cơ sở dữ liệu đất đai liên thông ở cả 3 cấp (xã- huyện- tỉnh). 

 

Thứ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Đất đai là lĩnh vực nóng, nếu không kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, sẽ ảnh hưởng tới môi trường đầu tư. Vì vậy, các địa phương cần tiếp tục rà soát các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thi hành để Bộ TN&MT kịp thời sửa đổi phù hợp thực tế theo thẩm quyền. Với những vấn đề vượt thẩm quyền, Bộ sẽ báo cáo Chính phủ chỉ đạo giải quyết. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, đặc biệt đối với các cán bộ trực tiếp làm công tác này, để họ hiểu và giải thích được rõ vấn đề tới người dân.

 

 

Nguồn: Website Bộ TNMT.


Số lượt người xem: 2688    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm