• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
8
4
6
6
3
3
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực đất đai 08 Tháng Tư 2015 11:10:00 SA

Giải quyết khiếu kiện, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai: Cần tăng cường sự phối hợp từ Trung ương tới địa phương

(TN&MT) - Thời gian qua, mặc dù Chính phủ, các Bộ, ngành đã tích cực đẩy mạnh công tác giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về lĩnh vực đất đai. Nhưng đến nay, mặc dù số vụ việc có giảm so với trước, song số vụ việc kiếu kiện đông người có xu hướng gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề này?

 

 

Thứ trưởng Bộ TN&MT Chu Phạm Ngọc Hiển cho biết, theo thống kê trên cả nước, khiếu nại, tố cáo về đất đai thường chiếm gần 70% số đơn khiếu nại, tố cáo các cơ quan hành chính nhận được. Riêng Bộ TN&MT, đơn khiếu nại, tố cáo về đất đai chiếm đến 98% số lượng đơn thư nhận được hàng năm. Nội dung công dân khiếu nại, tố cáo về đất đai chủ yếu là vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện dự án khu đô thị, khu thương mại, du lịch, giá bồi thường thấp, tình trạng đất được giao, cho thuê nhưng không sử dụng, để hoang hóa…

 

Nguyên nhân chính của tình trạng trên chủ yếu là do chính sách, pháp luật về đất đai chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập; tình trạng thu hồi đất không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại một số địa phương....

 

Đồng quan điểm này, lãnh đạo nhiều địa phương cho rằng, do hệ thống pháp luật đất đai thường xuyên thay đổi và ngày càng đảm bảo quyền lợi của người dân hơn. Nghĩa là sẽ xảy ra tình trạng, các hộ chây ì chậm nhận tiền bồi thường sẽ được lĩnh cao hơn và hộ nào chấp hành chủ chương sẽ phải chịu thiệt, dẫn tới tình trạng “nhìn nhau nhận tiền đền bù” ảnh hưởng tới tiến độ nhiều dự án.

 

Đẩy mạnh công tác giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về lĩnh vực đất đai. Ảnh: Hoàng Minh
Đẩy mạnh công tác giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về lĩnh vực đất đai. Ảnh: Hoàng Minh

 

Một nguyên nhân quan trọng khác là tình trạng do thu hút đầu tư, nhiều địa phương đã trải thảm đỏ cho phép xây dựng trái quy hoạch gây bức xúc, khiếu kiện tại khu vực bị. Về vấn đề này, theo Thứ trưởng Hiển, Luật Đất đai 2013 đã quy định cụ thể trường hợp được thu hồi. “Vấn đề quan trọng là người đứng đầu các địa phương có thực hiện tốt các quy định này không? Do đó cần tăng cường thanh tra trách nhiệm các địa phương để chấn chỉnh vấn đề này”.

 

Thực tế, thời gian qua, Thanh tra Chính phủ sau khi thanh tra nhiều địa phương đã phát hiện hoàng loạt các sai phạm trong quản lý đất đai. Cụ thể, mới đây, trong quá trình thanh tra tại Hà Tĩnh, TTCP đã phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng cũng như nhiều dấu hiệu buông lỏng quản lý trong quá trình triển khai cácdự án kinh tế và quản lý về sử dụng đất đai. Những sai phạm và các dấu hiệu buông lỏng trong quản lý sử dụng đất đai như: Cấp phép sai quy định 30 giấy phép với tổng diện tích 132,95 ha đất nằm ngoài quy hoạch, chưa có hợp đồng thuê đất nhưng đã tiến hành khai thác mỏ.

 

Còn tại kết luận thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai; tập trung vào giao đất, giao rừng và một số dự án đầu tư tại Đắk Nông giai đoạn 2004 - 2011 vào cuối năm 2014 cho thấy, công tác quản lý, sử dụng đất đai tại Đăk Nông biểu hiện sự buông lỏng quản lý trong thời gian dài, có nhiều sai phạm khuyết điểm. Việc quản lý bảo vệ rừng còn nhiều yếu kém, nhiều ha rừng bị phá.

 

Đặc biệt, UBND tỉnh tạm giao đất, rừng cho 5 doanh nghiệp nhưng không có quyết định giao đất, cho thuê đất, cho thuê rừng; chưa có hợp đồng thuê đất, thuê rừng; không có dự án đầu tư, là chưa được quy định trong Luật Đất đai, gây thất thu ngân sách, tiềm ẩn nguy cơ thất thoát tài nguyên rừng. Một số diện tích đất đai, rừng đặc dụng có tài sản trên đất được giao cho doanh nghiệp tư nhân kinh doanh chưa đúng quy định. Đáng lưu ý, việc cho thuê diện tích đất, rừng lớn nhưng không phải thuê rừng, không phải đấu giá rừng, được ưu đãi về tiền thuê đất (hàng chục năm sau mới phải nộp tiền thuê đất) gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước.

 

Ngoài ra, nhiều dự án thu hồi đất trong đó đang có người dân sinh sống, làm ăn ổn định nhưng không có phương án đảm bảo tái định canh, tái định cư cho người dân, tiềm ẩn xảy ra tình trạng bất ổn, bức xúc. Điển hình là việc khiếu kiện thu hồi đất ở, đất sản xuất của bà con vùng kinh tế mới từ miền Bắc chuyểnn vào huyện Đăk Mil gây khiếu kiện đông người, phức tạp. Đáng chú ý là có 76 hộ dân khiếu nại kéo dài với thời gian trên 25 năm nhưng chậm được giải quyết, gây bức xúc, mất uy tín trong nhân dân.

 

Thứ trưởng Hiển cũng cho rằng, thực tế khiếu kiện, khiếu nại ở các địa phương đa phần xuất phát từ cấp huyện. Tuy nhiên, lực lượng cán bộ thanh tra ở cấp này vừa mỏng vừa yếu dẫn tới người dân thường hay khiếu nại vượt cấp. Đồng thời, người đứng đầu nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm và quyết liệt về công tác giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai dẫn tới khiếu nại, khiếu kiện.

 

Để đẩy mạnh công tác này, Thứ trưởng Hiển cho rằng, các địa phương cần tập trung chỉ đạo thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của địa phương trong năm. Đồng thời,cần tăng cường phối hợp giữa Thanh tra Chính phủ, các bộ nghành và địa phương trong việc giải quyết việc này.

 

Ngoài ra, các địa phương cần tăng cường hơn nữa việc đối thoại hòa giải nhằm giúp người dân hiểu kỹ hơn về pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước…

 

Theo  Báo Tài nguyên & Môi trường.

 


Số lượt người xem: 3488    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm