■  Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (05 tháng 6), Tháng hành động vì môi trường năm 2024  (17/05)
■  Triển khai thi hành Luật Căn cước  (17/05)
■  TPHCM biểu dương 339 điển hình học và làm theo Bác  (17/05)
■  Ban hành Quy định thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng và bùn thải từ bể phốt, hầm cầu  (17/05)
■  Thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở, công trình xây dựng của chủ đầu tư  (17/05)
■  Bản tin quý II/2024: Thông tin về công tác phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn  (16/05)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất tại phường Trường Thạnh, quận (nay là Thành phố Thủ Đức) do Công ty TNHH MTV Xây dựng và Kinh doanh nhà Trường Tín làm chủ đầu tư  (16/05)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất số 411 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10  (16/05)
■  Đăng tải chọn đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá đất làm cơ sở để Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Phú Lộc thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung (nếu có) với Nhà nước theo quy định  (16/05)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất số O.4 đường Trường Sơn, Phường 15, Quận 10  (16/05)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
0
0
5
5
2
1
8
Thông tin hoạt động 17 Tháng Chín 2013 9:10:00 SA

Thể chế và nguồn nhân lực quản lý tài nguyên nước

Tăng cường thể chế và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý tài nguyên nước các cấp là mục tiêu hướng đến vô cùng quan trọng của ngành nước trong bối cảnh tài nguyên nước Việt Nam đang ẩn chứa nhiều yếu tố không bền vững như hiện nay.
Nước đang dn hiếm…
 
Tiến sỹ Đào Trọng Tứ (Tổ chức mạng lưới sông ngòi Việt Nam) cho biết, nếu xét chung cho cả nước thì nước ta không thuộc loại thiếu nước, nhưng không ít vùng và lưu vực sông hiện nay đã thuộc loại thiếu nước và hiếm nước, như vùng ven biển Ninh Thuận - Bình Thuận, hạ lưu sông Đồng Nai. Đó là chưa xét đến khả năng một phần đáng kể lượng nước được hình thành ở nước ngoài sẽ bị sử dụng và tiêu hao đáng kể trong phần lãnh thổ đó.
 
Ngoài  thách thức do điều kiện địa lý khu vực chi phối, tài nguyên nước của Việt Nam cũng đang và sẽ đối mặt với nhiều thách thức có nguyên nhân nội tại. Những thách thức này được nhận thấy rất rõ rệt trong những thập kỷ gần đây khi dân số  gia tăng và đặc biệt sự phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ. Các nguyên nhân nội tại được các chuyên gia về tài nguyên nước chỉ ra, có thể bao gồm, lượng nước bình quân đầu người giảm do dân số gia tăng. Thống kê của ngành nước cho thấy, lượng nước bình quân đầu người đã giảm khá nhanh từ 12.800 m3 vào năm 1990, giảm còn 9700 m3 năm 2010 và có khả năng chỉ còn khoảng 8300 m3/người vào khoảng năm 2025 khi dân số Việt Nam đạt 100 triệu. Đó là chưa kể, tài nguyên nước bị suy giảm và cạn kiệt ô nhiễm. Nguồn ô nhiễm từ nước thải công nghiệp, làng nghề, nước thải sinh hoạt không qua xử lý và hoạt động nông nghiệp vào các dòng sông và nguồn nước dưới đất đang là nguyên nhân chính làm suy giảm nhanh chóng số lượng nước có thể sử dụng được.
 
Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu cần tăng cường thể chế và nâng cao chất lượng của công tác quản lý tài nguyên nước. Bởi lẽ, thiếu thể chế sẽ không có cơ sở để quản lý tốt nguồn nước, còn nếu năng lực quản lý non kém sẽ không thể bao quát và rất có thể ra những phán quyết không chính xác, kịp thời để giữ gìn và bảo vệ nguồn nước tương lai.
 
Tập huấn Luật Tài nguyên nước cho các cán bộ làm công tác quản lý tài nguyên nước
 
 
Tăng cường th chế và ngun nhân lc
 
Trên thực tế, thể chế quản lý tài nguyên nước Việt Nam đã được tăng cường và hoàn thiện trong nhiều năm qua. Luật Tài nguyên nước 2012 là gậy pháp lý quan trọng để quản lý tài nguyên nước. Hiện tại, Bộ TN&MT cũng đang xây dựng nhiều văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật. Nếu như trước đây công tác quản lý tài nguyên nước còn phân tán ở các Bộ, ngành, thì nay việc quản lý đã được đưa về một đầu mối là Bộ TN&MT chịu trách nhiệm thực thi các chính sách, chiến lược quản lý tài nguyên nước quốc gia. Tuy nhiên, theo Tiến sỹ Đào Trọng Tứ, hiện vẫn cần rà soát lại những vấn đề tồn tại trong tổ chức quản lý tài nguyên nước ở các cấp, như giảm sự chồng chéo trong các nhiệm vụ liên quan đến quản lý tài nguyên nước giữa các Bộ: Bộ TN&MT, Bộ NN& PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng… Chẳng hạn, Bộ TN&MT có trách nhiệm quản lý tài nguyên nước nhưng vấn đề nước sạch cho nông thôn lại thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT, nước sạch cho đô thị lại thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Xây dựng.
 
Cùng với đó là, tăng cường nguồn lực (nhân và vật lực) cho hệ thống quản lý tài nguyên nước, Trung ương và địa phương. Nguồn nhân lực trong bộ máy quản lý Nhà nước ở địa phương (tỉnh, huyện) là một điểm yếu trong hệ thống tổ chức quản lý tài nguyên nước, khi số cán bộ kỹ thuật có kiến thức và kinh nghiệm về ngành nước thiếu và yếu. Hiện nay, ở nhiều địa phương trong cả nước không có cán bộ chuyên ngành quản lý tài nguyên nước mà chủ yếu là các kỹ sư chuyên ngành thuỷ lợi kiêm công tác này. Đây chính là một trong những bất cập trong việc tham mưu về công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn cho chính quyền tỉnh, thành phố.
Vì thế, trước mắt và lâu dài cần xây dựng chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho lực lượng cán bộ ngành nước ở tất cả các cấp. Mặt khác, trang thiết bị cho quản lý nước ở địa phương cần được đầu tư, cụ thể, tỉnh, thành phố cần có trách nhiệm trực tiếp tham gia quản lý và bảo vệ tài nguyên nước trong lưu vực sông trên địa bàn theo chức năng. Ngoài ra, cần có chiến lược lâu dài nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên nước cho các bên liên quan bao gồm từ chính quyền các cấp địa phương, các nhà đầu tư, cộng đồng…
 
Minh Trang

Số lượt người xem: 6140    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm