• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
7
4
8
0
9
6
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 27 Tháng Năm 2015 8:20:00 SA

Nâng hiệu quả Quỹ bảo vệ Môi trường: Kiến nghị từ địa phương

Hơn một thập kỷ qua, Quỹ Bảo vệ môi trường đã trở thành kênh hỗ trợ tài chính hiệu quả cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Để cơ chế này thật sự là đòn bẩy, tại Hội nghị Quỹ bảo vệ môi trường toàn quốc mới đây, nhiều địa phương đã đưa ra các kiến nghị hữu ích nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách cũng như các hoạt động cụ thể.

 

 





Toàn cảnh Hội nghị Quỹ Bảo vệ môi trường toàn quốc

 
 
 

*Cần thống nhất về cơ chế hoạt động, tài chính

Cả nước hiện có 41 tổ chức Quỹ Bảo vệ môi trường, trong đó, có 1 Quỹ Bảo vệ môi trường Trung ương (Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam), 39 Bảo vệ môi trường địa phương và 1 Quỹ Bảo vệ môi trường ngành than. Tuy nhiên, đến nay, chỉ có Quỹ Bảo vệ môi trường Trung ương được quy định cụ thể về tổ chức và cơ chế hoạt động theo Quyết định số 78/2014/QĐ-TTg. Quyết định này quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, bao gồm: vị trí và chức năng, nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ và quyền hạn, bộ máy quản lý điều hành, nguồn vốn hoạt động và trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan đối với tổ chức và hoạt động của Quỹ. Còn lại, các Quỹ địa phương hiện vẫn chưa có hành lang pháp lý quy định cụ thể về mô hình và tổ chức hoạt động một cách thống nhất.

 

Theo bà Nguyễn Thị Lan, Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ Môi trường Hà Nội: Do chưa có văn bản hướng dẫn từ Trung ương đến các địa phương nên quá trình hoạt động của Quỹ địa phương chủ yếu dựa vào các văn bản quy định tổ chức, hoạt động do UBND tỉnh ban hành và một số văn bản liên quan đến hoạt động của Quỹ năm rải rác trong các văn bản pháp lý của Nhà nước nên hoạt động không tập trung, thiếu thống nhất, hiệu quả chưa cao.

 

Ngoài ra, chế độ quản lý tài chính của các Quỹ địa phương cũng chưa có văn bản hướng dẫn thống nhất. Vì vậy, chế độ tiền lương, tiền công cho người lao động, cán bộ của Quỹ chưa được áp dụng thống nhất; có địa phương áp dụng theo thể loại đơn vị sự nghiệp công lập, có địa phương áp dụng như Công ty TNHH một thành viên.

 

Những hạn chế này khiến cho hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường gặp nhiều trở ngại như: quyền lợi và chế độ của người lao động trong Quỹ không được đảm bảo ổn đinh; Quỹ không được hưởng chế độ miễn thuế thu nhập từ các hoạt động có thu do thực hiện nhiệm vụ tài chính như các đơn vị tài chính Nhà nước khác, trong đó có Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam…

 

Trước thực trạng này, hầu hết đại diện các Quỹ Bảo vệ môi trường địa phương đề xuất Bộ TN&MT và các cơ quan liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… xem xét, xây dựng, ban hành hệ thống văn bản pháp lý nhằm thống nhất mô hình, tổ chức hoạt động, cơ chế tài chính của Quỹ Bảo vệ môi trường từ Trung Ương đến địa phương.

 

Trong đó, văn bản quan trọng và cấp thiết nhất là Quyết định về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường địa phương. Quyết định này cần làm rõ vị trí và chức năng, nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ và quyền hạn…

 

 “Cơ chế tài chính của Quỹ bảo vệ môi trường địa phương cần được quy định cụ thể trong một văn bản nhất định có tính chất rộng rãi, áp dụng chung cho tất cả các Quỹ địa phương trong cả nước”, bà Trần Thị Minh Hương, đại diện Quỹ Bảo vệ môi trường Thái Nguyên nói.

 

*Mở rộng nguồn vốn cho Quỹ

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2014, vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường được hình thành từ các nguồn: Ngân sách Nhà nước; Phí  bảo vệ môi trường; Các khoản bồi thuờng cho Nhà nước về thiệt hại môi trường; Các khoản hỗ trợ, đóng góp, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Nhưng hiện nay, nguồn vốn của Quỹ hầu như chỉ phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước. Nguồn vốn này thường là ổn định, ít khi được tăng hay bổ sung.

 

Trong khi đó, các nguồn vốn có thể bổ sung thường xuyên cho Quỹ như phí bảo vệ môi trường; Các khoản bồi thuờng cho Nhà nước về thiệt hại môi trường lại chưa có cơ chế chuyển vốn.

 

Ông Hoàng Văn Thuần, Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường Thanh Hóa cho biết, vì chưa được bổ sung nguồn vốn nên với tiềm lực vốn hiện tại thì Quỹ chỉ mới triển khai hình thức cho vay có ưu đãi, các hình thức hỗ trợ khác như tài trợ, đồng tài trợ, hỗ trợ lãi suất chưa thực hiện được. Đó cũng là khó khăn của nhiều địa phương.

 

Theo đại diện các Quỹ, để giải quyết những khó khăn về nguồn vốn, trước tiên, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng xây dựng chính sách, cơ chế chuyển tiền từ phí bảo vệ môi trường và các khoản bồi thuờng cho Nhà nước về thiệt hại môi trường.

 

 

Theo Website Bộ TNMT.

 Bên cạnh đó, Nhà nước nên quy định thống nhất về nguồn vốn điều lệ ở tất cả các địa phương trên cả nước. Ngoài ra, tùy thuộc vào tiềm năng từng tỉnh, thành phố, chính quyền có thể quyết định tăng thêm về nguồn vốn này cho Quỹ. Quy định bắt buộc này nhằm đảm bảo nguồn vốn cần thiết và hợp lý cho hoạt động của Quỹ địa phương.

*Bài toán cung – cầu

Có thể khẳng định, hoạt động cho vay là một trong những hoạt động quan trọng và chủ yếu trong hoạt động của các Quỹ Bảo vệ môi trường hiện nay. Tuy nhiên, hoạt động này đang vấp phải nghịch lý: Người muốn vay thì không đáp ứng đủ điều kiện, người đủ điều kiện thì không muốn vay.

Sở dĩ xảy ra nghịch lý này là do, với nguồn vốn ít ỏi, các Quỹ Bảo vệ môi trường thường rất thận trọng trong khâu “chọn mặt gửi vàng”; thường có những quy định rất chặt chẽ về đối tượng cho vay, cũng như những yêu cầu về tài sản đảm bảo.

Doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực môi trường cần chi phí rất lớn, thời gian hoàn vốn dài, chính sách tín dụng phức tạp... Vì vậy, các doanh nghiệp có đủ tiềm lực sẽ tự mình đầu tư hoặc tìm đến những cơ chế tín dụng khác với nhiều thuận lợi và ưu đãi hơn cơ chế vay vốn từ Quỹ Bảo vệ môi trường. Còn đối với các doanh nghiệp thiếu tiềm lực, cần vốn vay, thường không đáp ứng được các chính sách tín dụng mà Quỹ đặt ra.

Để tháo gỡ khó khăn này, ông Tạ Văn Long, đại diện Quỹ Bảo vệ Yên Bái cho rằng, nên mở rộng đối tượng được vay vốn từ Quỹ. Hơn nữa, hàng năm, chính quyền địa phương nên phối hợp với Quỹ để mở rộng các hoạt động tuyên truyền, tìm kiếm, thuyết phục, khuyến khích các doanh nghiệp đáp ứng đủ tiêu chuẩn tham gia vay vốn. Đồng thời, hỗ trợ Quỹ tổ chức ký kết các thỏa thuận rằng buộc đối với các doanh nghiệp đã vay vốn. Bên cạnh đó, có thể trợ giúp Quỹ áp dụng các biện pháp ngăn chặn, buộc thi hành nghĩa vụ đối với các doanh nghiệp khó trả nợ….


Số lượt người xem: 3338    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm