■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với nhà đã xây dựng của Công ty TNHH Xây dựng Thế Minh tại phường Thạnh Mỹ Lợi, thành phố Thủ Đức  (09/05)
■  Thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở, công trình xây dựng của chủ đầu tư  (09/05)
■  Lấy ý kiến góp ý Dự thảo “Quy định về điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất và điện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”  (08/05)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Xây dựng mới khối nhà A trụ sở Sở Xây dựng” tại số 60 Trương Định, phường Võ Thị Sáu, Quận 3 của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp  (07/05)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường  (07/05)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án “Đầu tư xây dựng Tổ hợp dịch vụ Thương mại” tại số 02 Hồng Hà, Phường 2, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh của Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự  (07/05)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
9
5
0
2
0
4
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 08 Tháng Tư 2015 7:35:00 SA

Quản lý tài nguyên khoáng sản – sáng kiến từ địa phương

Hơn 5000 điểm mỏ với khoảng 60 loại khoáng sản khác nhau, Việt Nam được đánh giá là có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú và đa dạng về chủng loại. Để quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên này, Chính phủ đã có chủ trương phân cấp khá mạnh mẽ cho các tỉnh. Nhiều địa phương đã có sáng kiến nhằm nâng cao năng lực quản lý, đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong hoạt động khai khoáng.

 





Ảnh minh họa
 

 

Phân cấp quản lý khoáng sản cho địa phương

Quy định về phân công, phân cấp quản lý Nhà nước về khoáng sản về cơ bản dựa trên Luật Khoáng sản qua các thời kỳ.

 

Trong giai đoạn Luật Khoáng sản 1996, tài nguyên khoáng sản được quản lý theo chủ trương tập trung, thống nhất. Đến giai đoạn Luật Khoáng sản 2005, các tỉnh được “mở rộng” quyền hơn khi được cấp giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; được cấp giấy phép tận thu khoáng sản; được cấp giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản nằm ngoài quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản của cả nước hoặc không thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia.

 

Sự phân cấp giúp cho địa phương có quyền tự chủ nhiều hơn nhưng lại nảy sinh hệ lụy là cấp phép tràn lan, không kiểm soát gây thất thoát tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Chỉ trong 3 năm (2005-2008) các tỉnh đã cấp gần 3.500 giấy phép, gấp 8 lần số giấy phép Trung ương cấp trong 12 năm.

 

Để khắc phục những bất cập trên, Luật Khoáng sản 2010 vẫn tiếp tục phân cấp cho địa phương song có một số quy định siết chặt. Đó là UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn. Đối với khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ, địa phương chỉ được cấp phép ở những khu vực do Bộ TN&MT khoanh định. Đặc biệt, theo Luật Khoáng sản 2010, có hai điểm mới nhằm quản lý tốt nguồn tài nguyên khoáng sản ở địa phương. Đó là quy định cấp giấy phép khai thác khoáng sản chủ yếu thông qua hình thức đấu giá quyền khai thác khoáng sản và thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được kỳ vọng sẽ xóa bỏ cơ chế “xin – cho” vốn đã tồn tại nhiều năm, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

 

Địa phương gặp khó

Thực hiện quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản tại địa phương mình, nhiều tỉnh còn gặp khó do sự phức tạp trong hoạt động khoáng sản, hạn chế về năng lực…

 

Ở Tây Ninh, khó khăn mà ngành TN&MT gặp phải là đánh giá trữ lượng thế nào cho đúng để cấp phép khai thác. Ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Tây Ninh chia sẻ, hiện nay, theo quy định, tất cả các loại khoáng sản đều phải thực hiện đánh giá trữ lượng, cấp phép khai thác với nhiều khâu và cần nhiều thời gian. Điều đó là cần thiết đối với những dự án khai thác khoáng sản có giá trị và trữ lượng lớn. Nhưng đối với những dự án nhỏ lẻ, khai thác các loại khoáng sản khai thác với trữ lượng nhỏ và phân tán, cần có cơ chế phù hợp, bởi những dự án này, nếu thực hiện đánh giá theo quy định sẽ mất nhiều thời gian và chi phí lớn, chưa phù hợp với trữ lượng và giá trị khoáng sản khai thác.

 

Đối với quy định mới về tính tiền thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, nhiều địa phương đang vướng mắc vì sự chênh lệch giữa trữ lượng được phê duyệt với thực tế khai thác. Mặt khác, phương pháp tính tiền cấp quyền khai thác mỗi nơi một khác, phụ thuộc vào chi phí thăm dò, xây dựng cơ bản mỏ, lương, khâu hao máy móc…nên chưa đồng nhất. Việc xây dựng và sử dụng nguồn thu này cũng chưa hợp lý.

 

Bên cạnh những trở ngại về thực thi chính sách, nhiều địa phương còn gặp khó vì phải quản lý một số lượng lớn doanh nghiệp và giấy phép khoáng sản trong khi cán bộ chuyên trách còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản với quy mô nhỏ, năng lực khai thác kém và chưa quan tâm nhiều đến các khía cạnh phát triển bền vững. Những hệ lụy về môi trường nảy sinh, đời sống nhân dân nhiều nơi nghèo đói. Những khó khăn này khiến các địa phương “đau đầu” vì khoáng sản nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ lạc hậu mà thất thoát tài nguyên vẫn diễn ra…

 

“Cái khó ló cái khôn”

Minh bạch hóa hoạt động khai khoáng được các địa phương xem là biện pháp căn cơ để quản lý khoáng sản bền vững.

 

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là một biện pháp trong lộ trình minh bạch hóa hoạt động khai khoáng lần đầu thực hiện tại nước ta. Thái Nguyên là tỉnh đầu tiền hoàn thành thực thi chính sách này đã có được những kinh nghiệm quý. Để thực hiện thuận lợi, tỉnh đã thành lập Hội đồng thẩm định để xem xét, xác định số tiền các đơn vị phải nộp làm cơ sở trình UBND tỉnh phê duyệt. Sau khi có Quyết định phê duyệt số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của UBND tỉnh, Sở TN&MT đã phối hợp với Cục Thuế tỉnh để thông báo cho tổ chức, cá nhân được cấp quyền khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định. Kết quả tính đến hết tháng 12/2014, Sở TN&MT đã hoàn thành tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cho 125/125 giấy phép của 82 đơn vị doanh nghiệp, với số tiền cấp quyền là trên 1.400 tỷ đồng. Trên phạm vi cả nước, hiện đã có 39/63 tỉnh, thành phố có kết quả triển khai phê duyệt tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

 

Ràng buộc được trách nhiệm của doanh nghiệp khai khoáng với nơi có khoáng sản sẽ giữ gìn được môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững ở địa phương. Theo kinh nghiệm của Lào Cai, tỉnh này đã thu phí vận chuyển từ doanh nghiệp khoáng sản để phục vụ chương trình cải tạo các tuyến đường xuống cấp nghiêm trọng. Do cả nước chưa quy định về thu cụ thể nên tỉnh tự xây dựng và ban hành mức thu dựa trên nguyên tắc: bảo đảm đủ tiền để xây dựng và sửa chữa đường trong khả năng đóng góp của doanh nghiệp và mức thu được điều chỉnh theo giá bán quặng. Được sự giải trình, phân tích thuyết phục của tỉnh, các doanh nghiệp đã thống nhất thực hiện việc đóng phí này. “Việc sử dụng phí hoàn toàn được công khai để doanh nghiệp được biết”, ông Lê Ngọc Dương - Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Lào Cai nói.

 

Ở Bình Định, UBND tỉnh đã ban hành quy định cụ thể mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng địa phương của doanh nghiệp khai thác khoáng sản và phân cấp quyền sử dụng kinh phí cho địa phương quản lý.

 

Rõ ràng, việc quản lý khoáng sản một quốc gia phải được thực hiện tận gốc và tại chỗ. Điều đó giúp cho nguồn tài nguyên được khai thác một cách hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời tạo ra nguồn lực giúp địa phương phát triển. Muốn thực hiện việc quản lý một cách bền vững, cần sự chủ động, linh hoạt của các địa phương và các chính sách hỗ trợ từ Trung ương.

 

Theo Website Bộ TNMT.

 


Số lượt người xem: 4495    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm