• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
7
8
8
8
1
3
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 13 Tháng Tám 2014 9:25:00 SA

Quản lý khoáng sản: Qua thời yếu kém!

(TN&MT) - Sự kém cỏi trong quản lý tài nguyên khoáng sản đã dẫn tới nhiều hệ lụy về kinh tế, xã hội. Doanh nghiệp giàu lên nhờ khai thác khoáng sản, trong khi nguồn thu từ khai thác khoáng sản vào ngân sách Nhà nước rất ít. Nhiều chuyên gia nghiên cứu về khoáng sản ví von, quản lý khoáng sản tại Việt Nam như “đười ươi giữ ống”! Còn hiện tại, kể từ khi Luật Khoáng sản 2010 có hiệu lực, cùng với sự hoàn thiện về hệ thống văn bản pháp luật quản lý tài nguyên khoáng sản, việc quản trị về tài nguyên khoáng sản cũng được cho là tỷ lệ thuận với công tác ban hành và quản lý.
Qun lý kém, tin chy vào túi cá nhân
 
Tại nhiều cuộc họp về quản lý khoáng sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thuấn đã từng bức xúc nói, trước đây việc cấp phép khai thác khoáng sản quá dễ dãi như cho không mỏ cho các doanh nghiệp khoáng sản khai thác.
 
Để minh chứng cho nhận định trên của Tổng Cục trưởng Nguyễn Văn Thuấn, tại Báo cáo giám sát về quản lý tài nguyên khoáng sản của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2012 cho thấy, trong 3 năm 2009 – 2011, các địa phương cấp gần 3.500 giấy phép (gấp 7 lần số trung ương cấp trong 12 năm). Trên 70% trong tổng số giấy phép khoáng sản do địa phương cấp có thời hạn khai thác dưới 5 năm. Điều này đã dẫn tới tâm lý nhiều doanh nghiệp đầu tư theo kiểu ngắn hạn để cố gắng thu hồi nhanh vốn đầu tư mà không quan tâm đến thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường, không sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản khi khai thác, cũng như chưa quan tâm đến trách nhiệm hỗ trợ địa phương và người dân nơi có khoáng sản khai thác.
 
Lĩnh vực khai thác khoáng sản màu mỡ đến mức số doanh nghiệp chuyển hướng sang khai thác và chế biến khoáng sản tăng chóng mặt theo từng năm. Theo thống kê, năm 2000 chỉ có hơn 427 doanh nghiệp, đến năm 2012 lên đến gần 2.000 doanh nghiệp.
 
Nhiều điểm nóng về khai thác khoáng sản được lập lại trật tự
 
 
Việc dễ dãi trong cấp giấy phép kéo theo đó là hàng loạt điều kiện quy định trong khai thác khoáng sản bị các doanh nghiệp khai khoáng “dễ dàng” lách qua như đóng góp thuế tài nguyên, phí môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng cho địa phương… Theo nghiên cứu, đánh giá về quản lý và sử dụng tài nguyên khoáng sản tại nước ta từ năm 2012 trở về trước của TS. Nguyễn Thành Sơn – Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam: Hàng năm ngân sách Nhà nước thất thu hàng nghìn tỷ đồng từ thuế, phí trong khai thác khoáng sản. Bởi thực tế, việc thu thuế, phí tài nguyên vẫn chỉ dựa trên sản lượng khoáng sản đã được khai thác do doanh nghiệp tự khai báo. Trong khi sự tự giác, chân thật trong khai báo của doanh nghiệp tại Việt Nam vốn được đánh giá là rất kém. Đó là điều tất yếu khi người dân sống quanh khu mỏ càng nghèo, càng khổ bao nhiêu, thì tỷ lệ nghịch với nó là độ giàu có theo hướng mũi tên lên thẳng của các chủ mỏ.
 
Cũng theo TS. Nguyễn Thành Sơn, quản lý khoáng sản Việt Nam từ cơ quan trung ương đến địa phương, nhà quản lý giống như hình ảnh “Đười ươi giữ ống” nhưng thực tế còn không giữ nổi một “ống nào”!
 
Vn hành minh bch – tin đ thoát kém!
 
Luật khoáng sản 2010 ra đời và có hiệu lực từ tháng 7 năm 2011, sau 3 năm đã ban hành được 23 văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản 2010. Theo đánh giá của các chuyên gia khoáng sản, điểm cốt lõi mang tính đột phá của Luật Khoáng sản 2010 chính là công khai, minh bạch ở tất cả các khâu trong quy trình hoạt động khai thác khoáng sản. Cụ thể, minh bạch thông tin từ khâu quy hoạch khoáng sản trên các website của cơ quan có thẩm quyền để người dân và doanh nghiệp xem và giám sát. Ví dụ như công khai khu vực không đấu giá khoáng sản, công khai các khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ lẻ… Cho đến việc công khai diễn biến xử lý các hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò hoặc giấy phép khai thác khoáng sản của tổ chức, cá nhân đều được thông tin công khai.
 
Trao đổi về vấn đề này, ông Lại Hồng Thanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản miền Bắc cho biết: Sau khi thực thi Luật Khoáng sản 2010, tình hình khai thác khoáng sản đã có nhiều chuyển biến tích cực so với những năm trước đó. Khâu giám sát sản lượng khai thác của các doanh nghiệp, nếu trước đây không thực hiện được hoặc không xử lý được các doanh nghiệp khai báo sai là do trong các văn bản pháp luật về quản lý khoáng sản trước đây không có quy định và chế tài xử lý vi phạm trên. Nhưng hiện nay, cơ quan quản lý có thể giám sát được bằng kỹ thuật và chế tài vì Luật Khoáng sản 2010 quy định tại điều 63 đó là yêu cầu doanh nghiệp khai thác phải kiểm kê, báo cáo với cơ quan có thẩm quyền số lượng khoáng sản đã khai thác trong từng năm. Và trong Nghị định 142/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản cũng quy định chi tiết chế tài xử phạt các hành vi vi phạm trong khai báo sản lượng của doanh nghiệp.
 
Theo đánh giá của ông Lại Hồng Thanh, cho đến thời điểm hiện tại Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam và các doanh nghiệp khoáng sản lớn làm rất tốt việc khai báo sản lượng khoáng sản khai thác hàng năm và có hồ sơ lưu trữ sản lượng khai thác qua các năm nhờ có sự đầu tư công nghệ thông tin trong quản lý khai thác khoáng sản. Còn lại hầu hết các doanh nghiệp khoáng sản nhỏ đều vi phạm trong khai báo sản lượng.
 
Cũng theo ông Lại Hồng Thanh, ngay lập tức các cơ quan chức năng chưa làm tốt việc giám sát sản lượng khoáng sản của các doanh nghiệp khai khoáng, nhưng ngăn chặn hành vi này của doanh nghiệp thì cơ quan chức năng đã và đang làm được. Hiện tại Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội sẽ xử lý hình sự đối với các hành vi lừa dối khai báo về sản lượng khai thác (thực chất là hành vi ăn cắp tài sản của Nhà nước).
 
Có thể nói, hoạt động khai thác khoáng sản là lĩnh vực luôn luôn “nóng”, không có một địa phương nào có khoáng sản được khai thác mà “sóng yên biển lặng”. Mong muốn của cơ quan chức năng có thẩm quyền là kiểm soát được hết mọi hoạt động khai khoáng bằng chế tài, bằng pháp luật. Tuy nhiên, thực tế dù văn bản pháp luật có hoàn chỉnh đến đâu nhưng nếu không có sự cùng tham gia giám sát của người dân, sự tự giác của tổ chức tham gia khai khoáng thì những “điểm nóng”, hệ lụy “nóng”… khó khắc phục, dẹp bỏ được.
 
                                                                                                                                                   Bài và ảnh: Q.Minh

Số lượt người xem: 3395    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm