• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
7
6
9
0
0
9
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực đất đai 24 Tháng Mười Một 2017 10:20:00 SA

Giao cơ chế đặc thủ cho TP.HCM: Nhiều chính sách về đất đai sẽ được xử lý linh hoạt

 

 



 
Quốc hội vừa thảo luận các nội dung trong Dự thảo Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM. Theo Dự thảo Nghị quyết, TP. HCM đề xuất cơ chế tháo gỡ hầu hết những vướng mắc trong hoạt động quản lý đất đai trên địa bàn.
 

Cụ thể, về quản lý đất đai, bản Dự thảo Nghị quyết kiến nghị giao quyền tự quyết cho chính quyền TP.HCM trong việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10 ha trở lên.

Đồng thời, ngân sách TP.HCM sẽ được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản nhà nước gắn với tài sản trên đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

Đánh giá về vấn đề này, TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright cho rằng, một trong những điểm thay đổi cốt lõi mà TP.HCM phải thực hiện được khi được trao các công cụ quản lý mới là phải vận dụng sáng tạo mô hình hợp tác công tư PPP.

Theo ông Tự Anh, từ trước đến nay trong điều kiện ràng buộc về ngân sách, TP.HCM cũng đã có những cách thức vận dụng để tạo ra nguồn vốn phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó phải kể đến cách thức “đổi đất lấy hạ tầng” đã được thực hiện khá hiệu quả với nhiều dự án lớn. Tuy nhiên, cách thức “hàng đổi hàng” nên được vận dụng một cách sáng tạo và xem xét thấu đáo những rủi ro liên quan của mô hình hợp tác công tư. Vì thế ngay cả khi đã có cơ chế đặc thù thì TP.HCM cũng cần phân tích và đánh giá những dự án đã thực hiện trên địa bàn để rút ra các bài học kinh nghiệm, đồng thời tham khảo kinh nghiệm từ các nơi khác để lựa chọn mô hình phù hợp.

Còn TS. Trần Du Lịch - Thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, điểm quan trọng nhất của cơ chế mới là cho phép TP.HCM chủ động hơn trong việc quyết định một số khoản chi, tạo điều kiện cho thành phố tăng nguồn thu, chủ động chi.

Theo ông Lịch, cơ chế mới về tỷ lệ điều tiết thu/chi ngân sách hoàn toàn không phải là điều chỉnh lại tỷ lệ phân chia mà chỉ nhằm giải quyết vấn đề tăng nguồn vốn đầu tư cho TP.HCM về hạ tầng. Việc chủ động tăng đầu tư như thế không làm giảm đi phần điều tiết về Trung ương mà sẽ tạo ra thế “nước lên thuyền lên”. Tức là khi cho phép TP.HCM được chủ động hơn trong thu chi thì ngân sách tạo ra sẽ lớn hơn, khi đó dù phân chia theo tỷ lệ nào thì Trung ương cũng được nhiều hơn và TP.HCM cũng được nhiều hơn.

 

Nguồn: Website Bộ TN&MT


Số lượt người xem: 1632    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm