• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
8
6
6
7
0
7
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực đất đai 12 Tháng Giêng 2017 8:10:00 SA

Kết quả thành lập và hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất

 



 
Ảnh minh họa

 
Thực hiện Luật Đất đai năm 2013; Khoản 2 Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04/4/2015 của liên Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Tài chính hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của trung tâm phát triển quỹ đất trực thuộc sở tài nguyên và môi trường, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo các địa phương sớm kiện toàn Trung tâm phát triển quỹ đất một cấp trước ngày 31/12/2014 (Thông báo số 347/TB-VPCP ngày 27/8/2014). Tuy nhiên, kết quả thực hiện đến nay còn khiêm tốn.
 

Tình hình kiện toàn Tổ chức phát triển quỹ đất

Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, cả nước đã có 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh (còn tỉnh Lào Cai chưa thành lập); 338 huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh đã thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

 

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước chủ động thực hiện thu hồi đất, tạo quỹ “đất sạch” để giao đất, cho nhà đầu tư thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; việc bồi thường, giải phóng mặt bằng chủ yếu do Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện. Theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ thì các địa phương phải hoàn thành việc kiện toàn Tổ chức phát triển quỹ đất theo mô hình một cấp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 12 năm 2015.

 

Đến nay, đã có 24/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành việc kiện toàn Tổ chức phát triển quỹ đất một cấp theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 (gồm: Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hà Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Cà Mau, Ninh Thuận, Điện Biên và Kon Tum). Trong đó: 03/24 Trung tâm hoạt động theo chế độ tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động (Kiên Giang, Cần Thơ và Cà Mau); 21 Trung tâm hoạt động theo chế độ tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động.

 

Chức năng, nhiệm vụ của các Trung tâm Phát triển quỹ đất mới được kiện toàn thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04 tháng 04 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

 

Một số Trung tâm phát triển quỹ đất một cấp kiện toàn đã hoạt động thuận lợi và có hiệu quả, điển hình như Trung tâm phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai. Trung tâm này có khoảng 600 công chức, viên chức với 11 chi nhánh ở các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; hoạt động thuận lợi do nắm hồ sơ về đất đai, được đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ nên có năng lực, tính chuyên nghiệp cao trong thực hiện nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để đáp ứng quỹ đất cho triển khai các dự án đầu tư. Đặc biệt là khi địa phương có các công trình thu hồi diện tích đất lớn thì Trung tâm phát triển quỹ đất một cấp sẽ thuận lợi trong việc huy động lực lượng để tập trung thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư như việc bồi thường, giải phóng mặt bằng để xây dựng sân bay Long Thành trong thời gian tới.

 

Một số tồn tại hạn chế và nguyên nhân

Việc kiện toàn Tổ chức phát triển quỹ đất một cấp chậm so với quy định và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất tại một số địa phương vẫn còn hạn chế. Một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản đề nghị cho phép tạm hoãn chưa kiện toàn (gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Bạc Liêu) với lý do đại phương chờ sau khi sơ kết, rút kinh nghiệm từ hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai; do đặc điểm tự nhiên, điều kiện địa lý, địa hình và do đã hợp nhất Trung tâm phát triển quỹ đất với Trung tâm quản lý và Phát triển nhà thành Trung tâm phát triển quỹ nhà và đất trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.

 

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên chủ yếu là do: Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc kiện toàn Trung tâm phát triển quỹ đất còn thiếu quyết liệt; có địa phương lo ngại việc Tổ chức phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý, dẫn đến khó khăn trong việc phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện khi thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng; thiếu kinh phí bố trí cho Quỹ phát triển đất để tạm ứng cho Tổ chức phát triển quỹ đất chủ động việc thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tạo quỹ “đất sạch” để giao đất, cho nhà đầu tư thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất. Một số địa phương vẫn giao nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng cho các Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, Ban bồi thường giải phóng mặt cấp huyện bằng nên dẫn đến sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ nên ảnh hưởng đến vai trò và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất.

 

Giải pháp trong thời gian tới

Để kiện toàn và phát huy hiệu quả của Trung tâm phát triển quỹ đất, cần thực hiện các giải pháp như điều tra, khảo sát và đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của Tổ chức phát triển quỹ đất gắn với việc triển khai thực hiện Đề án hoàn thiện chính sách, pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đầu tư; hoàn thiện chính sách pháp luật về Quỹ phát triển đất, tăng cường công tác quản lý hoạt động của Quỹ (về tạo nguồn vốn, cơ chế ứng vốn…) để tạo điều kiện thức đẩy hoạt động của các Tổ chức phát triển quỹ đất; tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ của các Tổ chức phát triển quỹ đất trong thực hiện nhiệm vụ. Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo kiện toàn Tổ chức phát triển quỹ đất và bố trí kinh phí để chủ động thực hiện việc thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đáp ứng yêu cầu tạo quỹ “đất sạch” để giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư; chỉ đạo việc xây dựng quy chế phối hợp giữa Trung tâm phát triển quỹ đất với Ủy ban nhân dân cấp huyện để bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

 

 

 

Nguồn: CTTĐT

 


Số lượt người xem: 3364    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm