• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
7
6
7
2
8
6
Tin tức sự kiện 14 Tháng Mười Một 2017 2:55:00 CH

Đoàn cấp cao của Việt Nam đã đến COP 23

 

 




 
Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân (thứ 2 trái sang) là trưởng đoàn cấp cao Việt Nam đã tới COP 23

 
Đoàn cấp cao của Việt Nam do Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân làm trưởng đoàn đã tới Bonn, Đức để tham dự Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (COP 23). Trước đó, đoàn chuyên gia kỹ thuật đã tham gia thảo luận tại COP 23 từ những ngày đầu tiên.
 

Dự kiến trong tuần làm việc thứ 2, Trưởng đoàn sẽ tham dự và có bài phát biểu tại Phiên cấp cao của Hội nghị COP23. Tại hội nghị này, Việt Nam thống nhất một số quan điểm về hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Đó là: các hành động giai đoạn từ nay đến 2020 có ý nghĩa quan trọng nhằm thu hẹp khoảng trống về phát thải khí nhà kính. Để đạt đưc mục đích đó, Sửa đổi Doha cần phải có hiệu lực ngay nhằm xây dựng lòng tin và tạo đà cho các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu theo Công ước và Thỏa thuận Paris trong giai đoạn kể từ sau năm 2020.

Trong tuần đầu của hội nghị, các nội dung đã được các bên thảo luận. Cụ thể tiến độ thảo luận các nội dung trong khuôn khổ COP23 như sau:

Tại phiên toàn thể tham vấn ý kiến các bên, Chủ tịch COP 23, ông Frank Bainimarama chủ trì phiên toàn thể thông báo các bên về đề xuất phương thức đối với Đối thoại Talanoa trong tuần thứ hai.

Chủ tịch Ban bổ trợ về tư vấn khoa học và công nghệ (SBSTA) Carlos Fuller (Belize) báo cáo về những thảo luận mang tính chất xây dựng của các bên, nhấn mạnh tiến độ đáng kể trong các phiên thảo luận liên quan tới công nghệ, các phương thức hợp tác, phương thức kiểm toán tài chính.

Chủ tịch Ban bổ trợ về thực hiện (SBI) Tomasz Chruszczow (Ba Lan) báo cáo tiến độ thảo luận của các nội dung của chương trình nghị sự. Các nội dung chính liên quan tới Thoả thuận Paris tập trung vào các mục đăng ký công khai và các biện pháp thích ứng.

 

Các đồng chủ tịch APA Jo Tyndall (New Zealand) và Sarah Baashan (Saudi Arabia) nhấn mạnh sự cần thiết phải phối hợp giữa các Ban bổ trợ, đặc biệt là nội dung có nổi bật.

 

Tình hình tham vấn đối với đề xuất bổ sung 2 đề mục vào Chương trình nghị sự COP23:

          + Về bổ sung nội dung tăng tốc thực hiện các cam kết và hành động trước năm 2020 và tăng cường tham vọng trước năm 2020: vẫn chưa có kết quả vì hiện các nước phát triển vẫn phản đối việc này (Mỹ, EU, Canada, Nhật Bản, Úc và Nauy) cho rằng vấn đề này đã được thảo luận ở nhiều các đề mục khác và không cần thiết phải thảo luận tiếp về vấn đề này. Trong khi đó nhóm LMDC tiếp tục đề nghị với tiêu đề " tăng tốc thực hiện các cam kết và hành động trước năm 2020 và tăng cường tham vọng trước năm 2020". Nhóm Châu Phi, Ấn Độ và Trung Quốc và một số nước đang phát triển cho rằng các đề mục hiện nay vẫn không đủ do vậy các nước phát triển phải tăng kỳ vọng của mình trong việc giảm thải nhằm thực hiện các hoạt động trước 2020 và không được chuyển gánh nặng đó sang các nước đang phát triển khi thực hiện sau 2020.

 

          Tại cuộc tham vấn tối ngày 10/11, Chủ tịch COP đề xuất phương án trong trường hợp không đưa được đề mục này vào Chương trình nghị sự COP23: (i) các hoạt động trước 2020 là một phần của Đối thoại 2018; (i) Từ 2018-2020 tổ chức đánh giá nỗ lực toàn cầu hang năm của COP, CMP, SBI, SBSTA... và đối thoại cấp cáo để xem xét tình hình thực hiện các hoạt động giai đoạn trước 2020 và Chủ tịch COP có báo cáo hàng năm về việc thực hiện các hoạt động giai đoạn 2020; (iii) Đưa các hoạt động trước 2020 lên trang web của UNFCCC để các nước cập nhật tình hình. Tuy nhiên, nhóm G77+China, LMDC nổi bật là Trung Quốc, Iran, Ấn Độ, Philippines, Ả-rập Xê út không đồng ý với đề xuất của Chủ tịch COP vì không có cơ sở và vẫn tiếp tục muốn đề mục này trong Chương trình nghị sự vì cho rằng đề nghị này hoàn toàn chính đáng; kêu gọi các nước đóng góp xây dựng.  Nhật Bản cho rằng cần nhìn nhận khách quan và xây dựng đối với nỗ lực của các nước như Nhật Bản, không nên cố đề xuất như vậy. Úc, EU khẳng định vẫn chưa có đồng thuận về đưa đề mục các hoạt động trước giai đoạn 2020.

 

          + Về đề mục Khuyến khích, theo dõi, báo cáo, thẩm định và tính tới kỳ vọng của các tổ chứ, các nhà đầu tư, khu vực, các nước/tỉnh, các thành phố, các tổ chức xã hội dân sự: Mặc dù DRCongo giải thích thêm cần có kỳ vọng hơn thì sau mới thực hiện được Thoả thuận Paris với sự tham gia đầy đủ của các thành phần và trên mọi lĩnh vực tài chính, công nghệ... Tuy nhiên, Nhóm Umbrella, nhóm Ả-rập, EU, Chile, Mỹ, Peru, Nhật Bản vẫn khẳng định đây là vấn đề chưa có đồng thuận, cho rằng không cần thiết vì các bên không thuộc nhà nước thì không phải là Bên công ước, mặt khác các đóng góp của các thành phần này cũng đã được lồng vào trong các nội dung thảo luận, không cần thiết phải nêu cụ thể thành 1 đề mục mới.  

 

 

Nguồn: Website Bộ TN&MT


Số lượt người xem: 1621    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm