• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
8
6
6
4
3
1
Tin tức sự kiện 17 Tháng Ba 2015 8:30:00 SA

TPHCM ngày càng ngập úng do biến đổi khí hậu

Trong những năm gần đây, chính quyền TPHCM đã có nhiều nỗ lực trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, tuy nhiên tác động của biến đổi khí hậu cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh cũng đã khiến nhiều khu dân cư tại thành phố chịu cảnh ngập úng.



Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, sự phát triển nhanh chóng của TPHCM đã đang và sẽ tạo áp lực đối với việc cải thiện nâng cao điều kiện môi trường sống cho người dân. Tăng trưởng nhanh tạo áp lực cho khoảng không gian xanh trong thành phố, giao thông với đặc trưng các phương tiện giao thông cá nhân gia tăng nhanh chóng dẫn đến thường xuyên kẹt đường và ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng.

Nhiều ngành công nghiệp chậm đổi mới công nghệ và thiết bị hiện đại, quản lý ô nhiễm môi trường của chủ nguồn thải công nghiệp còn yếu kém, nước thải, khói bụi chưa được xử lý. Nước ngầm bị khai thác, sử dụng có phép và trái phép (cả trong sinh hoạt và sản xuất) dẫn đến hiện tượng lún sụt ở nhiều khu vực. Thay đổi dòng chảy và bồi lắng dịch chuyển nên việc xây dựng bến cảng và nạo vét các dòng sông ngày càng tốn kém. Việc ngập lụt sẽ gây khó khăn và tốn kém nhiều hơn cho việc phát triển thành phố sang các đô thị vệ tinh mới.

Một thách thức nữa là nhận thức của mọi người về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu diễn biến một cách từ từ chậm rãi nên khó thấy ngay nguy cơ trước mắt. Thêm nữa, tốc độ và độ lớn của biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội của thành phố khó dự đoán một cách chính xác. Để hạn chế tình trạng này chúng ta cần phải có những giải pháp hữu hiệu cả nội lực của thành phố và các đối tác bên ngoài. Chia sẻ về vấn đề này, ông Ahmed Aboutaleb, Thị trưởng thành phố Rotterdam (Hà Lan), cho biết: “Thành phố Rotterdam và TPHCM của Việt Nam có nhiều điểm chung, đó là có dân số đông, vị trí địa lý thuận lợi để phát triển một nền kinh tế năng động nhưng lại nằm ngay nơi phải gánh chịu nhiều thiệt hại do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu như tình trạng ngập lụt, sạt lở đất, ô nhiễm môi trường.

Chúng ta phải chấp nhận đây là một thực tế, để từ đó biến những điều bất lợi thành có lợi, biến những cái không thể thành điều có thể. Như các bạn biết, đất nước Hà Lan có 60% là vùng ngập nước, nếu kịch bản nước tăng 1m, hầu hết diện tích đất nước Hà Lan sẽ ngập chìm trong nước. Ý thức được điều đó, hơn nửa thế kỷ qua, chúng tôi đã đưa ra nhiều giải pháp và đến nay, Hà Lan được đánh giá là một đất nước có khả năng ứng phó tốt với những biến động của thiên tai. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ với TPHCM và các khu vực khác của Việt Nam. Ông Ahmed Aboutaleb cũng nhấn mạnh, các giải pháp thích ứng, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu cần có sự tham gia của các thành phần gồm nhà khoa học, trường đại học, các nhà đầu tư, chính quyền địa phương, trung ương và cả người dân”.

Ông Ennico Moes, Giám đốc Chương trình các thành phố thích ứng Grontmij - Vương quốc Hà Lan chia sẻ, Hà Lan xây dựng nhiều công trình ngăn nước nhưng những vùng bên trong lại bị ảnh hưởng như: thủy hải sản, thảm thực vật, môi trường nước không còn tự nhiên. Cho nên, khi xây dựng những công trình, các bạn cần phải lường trước những yếu tố này. Hiện nay chúng tôi phải điều chỉnh lại để tìm ra phương pháp thích ứng cho phù hợp hơn. Chúng tôi đang thực hiện theo hướng bền vững của những công trình. Với kinh nghiệm, công nghệ hiện đại, giải pháp quản lý nước đã được thực hiện, Hà Lan mong muốn chuyển giao cho Việt Nam áp dụng.

 

Theo Báo SGGPO.




Số lượt người xem: 2746    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm