• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
0
0
0
6
0
1
6
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 17 Tháng Chín 2015 8:05:00 SA

Nhân Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone (16/9): Bảo vệ an toàn lá chắn của trái đất

 


Thông điệp "Ozone là tất cả những gì giữa bạn và tia cực tím"

 
 
Để kỷ niệm Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone, ngày 16/9, Bộ TN&MT phối hợp với UBND tỉnh Nam Định tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng và Tọa đàm Loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone và biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

 

 

* Kiểm soát được tình trạng suy giảm tầng ozone

 

Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone (16/9) năm nay có chủ đề “30 năm cùng nhau bảo vệ tầng ozone, ozone là tất cả những gì giữa bạn và tia cực tím” nhằm kỷ niệm 30 năm ra đời Công ước Viên về bảo vệ tầng ozone.

 

Công ước Viên là văn bản pháp lý quan trọng đầu tiên mang tính chất toàn cầu về bảo vệ tầng ozone – tấm lá chắn quan trọng của trái đất. Công ước thông qua năm 1985, gồm 21 điều, thúc đẩy các bên tham gia bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước tiên hãy bảo vệ tầng ozone. Hai năm sau, năm 1987, Nghị định thư Montreal  - một hiệp ước quốc tế với các điều khoản cụ thể ra đời nhằm loại trừ dần dần các chất suy giảm tầng ozone.

 

30 năm Công ước Viên, 28 năm Nghị định thư Montreal có hiệu lực, 197 quốc gia đã cùng nỗ lực và đến nay đã kiểm soát được tình trạng suy giảm tầng ozone. Tuy nhiên, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc nhấn mạnh, cộng đồng quốc tế vẫn cần tiếp tục các nỗ lực này để bảo vệ an toàn "lá chắn" của sự sống trên Trái Đất.

 

Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), việc các bên tuân thủ Nghị định thư ở cả cấp quốc gia và toàn cầu đã giúp cắt giảm sản xuất và tiêu dùng tới hơn 98% các hóa chất phá hoại tầng ozone. Cụ thể, Nghị định đã làm tròn nhiệm vụ của mình với việc loại trừ toàn bộ các chất suy giảm tầng ozone CFC, halon, CTC trên toàn thế giới (ngoại trừ một lượng nhỏ được sử dụng trong nghiên cứu khoa học và sản xuất thuốc hen).

 

Ngoài ra, trong nhiều năm qua các nỗ lực bảo vệ tầng ozone đã đem lại những lợi ích cho nền kinh tế thế giới, trong đó có tiến trình thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về giảm tỷ lệ các loại bệnh xã hội. Bởi, theo tính toán của UNEP, nếu không có Công ước Vienna và Nghị định thư Montrean nhằm bảo vệ tầng ozone, tác động của các chất phá hoại tầng ozone có thể tăng lên gấp 10 lần vào năm 2050 và sẽ dẫn tới những hậu quả nặng nề. Đó là, số ca ung thư da sẽ tăng thêm 20 triệu, thêm 130 triệu người bị bệnh đục nhân mắt, cùng những tác hại không thể dự báo trước đối với hệ miễn dịch của con người, đời sống hoang dã và nông nghiệp.

 

* Cùng hành động

 

Tại Việt Nam, sau hơn 2 thập kỷ tham gia vào Nghị định thư Montreal (1/1994), đến nay chúng ta đã đạt được những thành công đáng kể trong việc từng bước hạn chế sử dụng các chất làm suy giảm tầng ozone.

 

Trong thập kỷ 90, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 500 tấn CFC, 4 tấn holon và gần 400 tấn methyl bromide - những chất gây suy giảm tầng ozone. Song nhờ các chính sách cương quyết của Chính phủ, nỗ lực của Bộ Tài nguyên Môi trường cùng các cơ quan liên quan, sự tham gia của các doanh nghiệp, sự ủng hộ của người tiêu dùng cùng hỗ trợ tài chính của quốc tế, Việt Nam đã loại trừ được trên 200 tấn chất làm lạnh CFC (Chloro-Fluoro-Carbons) 12; giảm trung bình mỗi năm 3,6 tấn CFC 11 trong ngành dệt may; 5,8 tấn CFC 12 trong sử dụng điều hoà không khí ô tô và 40 tấn CFC trong các thiết bị làm lạnh thương mại và gia dụng.

 

Đến năm 2009, Việt Nam chỉ còn nhập khẩu 10 tấn R-12 (chất làm suy giảm tầng ozone nhóm CFC) và bắt đầu từ 1/1/2010 toàn bộ các chất nhóm CFC bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam.

 

Tuy nhiên, cũng giống như một số nước đang phát triển, chất HCFC-22 là môi chất lạnh được ưa dùng trong các hệ thống và cơ sở làm lạnh (đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ) vẫn đang tồn tại ở Việt Nam.

 

Để loại trừ HCFC, Bộ Tài nguyên và Môi trường với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới đã xây dựng “Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt Nam”. Kế hoạch này được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ 2012 - đến 2016 dự kiến loại trừ khoảng 2.500 tấn HCFC và polyol trộn lẫn HFFC. Giai đoạn 2 từ 2017 đến 2040 để loại trừ hoàn toàn việc sử dụng HCFC ở Việt Nam theo như lộ trình mà Nghị Định Montreal đã đặt ra.

 

Ngoài ra, việc tham dự Nghị định thư Montreal cũng góp phần đáng kể vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của Việt Nam, bởi nhiều chất phá hủy tầng ozone cũng là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính mạnh mẽ.

 

Để nhân rộng những việc làm thiết thực bảo vệ tầng ozone trong Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone năm nay, Bộ TN&MT kêu gọi tăng cường các nỗ lực ở cấp độ quốc gia và cấp độ cá nhân bảo vệ tầng ozone, vì sự phát triển bền vững của con người.

 

 

 

Nguồn: Website Bộ TNMT.

 


Số lượt người xem: 4303    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm