• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
8
0
7
3
2
8
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 04 Tháng Hai 2015 9:40:00 SA

Cuộc chiến bảo vệ môi trường xanh!

(TN&MT) - Năm 2014 lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường đã phối hợp cùng các ngành chức năng phát hiện và xử lý nhiều vụ việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, góp phần vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

 Năm 2014 - xử lý hơn 11.700 vụ

 
Lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường ra đời muộn nhưng ngay trong những bước đi đầu tiên, lực lượng này đã có những thành tích đáng nể.
Sau hơn 8 năm hoạt động (2006) của lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường đã phát hiện, điều tra, xử lý hơn 40 nghìn vụ vi phạm pháp luật về môi trường và an toàn thực phẩm; xử phạt vi phạm hành chính hơn 400 tỷ đồng, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 1023 vụ, 1895 đối tượng.
 
Có được những kết quả đó là nhờ, lực lượng Cảnh sát môi trường đã bám sát sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, lực lượng công an nhân dân các cấp, mà chủ công là lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường đã khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về môi trường kết hợp với xử lý nghiêm minh, đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
 
Lực lượng cảnh sát môi trường kiểm tra hoạt động BVMT của doanh nghiệp
 
 
Đáng chú ý, năm 2014, lực lượng Cảnh sát môi trường đã phát hiện, xử lý hơn 11.700 vụ vi phạm pháp luật về môi trưởng, xác lập đấu tranh 85 chuyên án, chuyển CQCSĐT khởi tố 308 vụ với 362 đối tượng, xử phạt hành chính hơn 7.200 vụ với số tiền xử phạt hơn 181 tỷ đồng, chuyển cơ quan khác xử lý và đang tiếp tục điều tra hơn 4.000 vụ.
 
Theo đánh giá của Cục cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, tình hình vi phạm pháp luật về môi trường cơ bản được kiểm soát, nhưng trong một số lĩnh vực vẫn còn diễn ra nghiêm trọng. Đặc biệt là tình trạng buôn lậu hàng hóa thực phẩm, gia súc gia cầm và thủy hải sản không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có chứng nhận kiểm dịch, chứng nhận đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Vi phạm trong lĩnh vực xử lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, các làng nghề, lưu vực sông, khu đô thị... vẫn diễn ra phổ biến. Vi phạm pháp luật trong quản lý, xử lý chất thải nguy hại vẫn diễn ra nghiêm trọng. Vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản, bảo tồn thiên nhiên vẫn diễn biến phức tạp, làm thất thoát nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường, biến đổi dòng chảy, ảnh hưởng đến an ninh trật tự.
 
Có Pháp lệnh - tăng sức mạnh
 
Ngày 5/1/2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký Lệnh số 01/2015/L-CTN về việc công bố Pháp lệnh Cảnh sát môi trường, đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 23 tháng 12 năm 2014.
 
Pháp lệnh Cảnh sát môi trường được công bố sẽ tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Cảnh sát môi trường, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm về môi trường.
 
Pháp lệnh chỉ rõ, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát môi trường là thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền chỉ đạo công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
 
Áp dụng các biện pháp công tác công an để tổ chức phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật; tiếp nhận, xử lý, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật; tiến hành điều tra các tội phạm về môi trường và tài nguyên, an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường theo quy định của pháp luật.
 
Cảnh sát môi trường có quyền tiến hành các hoạt động kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân; kiểm tra phương tiện, đồ vật, địa điểm khi trực tiếp phát hiện có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính hoặc khi có tố giác, tin báo về tội phạm, vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
 
Việc kiểm tra phải có quyết định bằng văn bản của Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương; xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
 
Trong trường hợp cần thiết, cấp bách, Cảnh sát môi trường được quyền huy động người, phương tiện của tổ chức, cá nhân theo quy định của luật; sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của luật; sử dụng phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật; thu giữ mẫu vật, tài liệu, vật chứng liên quan đến tội phạm, vi phạm hành chính để kiểm định hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm định, giám định.
 
Cảnh sát môi trường được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật liên quan đến tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường và tài nguyên, an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường theo quy định của luật; phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm theo quy định của Chính phủ; thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an;
 
Pháp lệnh có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/6/2015.
                                                                                                                                                                                          Theo Báo Tài nguyên và Môi trường.

Số lượt người xem: 3290    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm