• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
8
0
5
6
1
5
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 10 Tháng Mười Hai 2014 9:20:00 SA

Tái chế, tái sử dụng chất thải để cải thiện môi trường

Tái chế, tái sử dụng chất thải không những giúp giảm áp lực cho hoạt động xử lý chất thải, có lợi cho môi trường mà còn có lợi cho phát triển kinh tế xanh. Thế nhưng, để có thể phát huy lợi ích kép này tại Việt Nam, các doanh nghiệp trong nước cần phải mạnh dạn đầu tư hơn nữa cho công nghệ sạch.

 PGS-TS Nguyễn Thị Vân Hà, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM chia sẻ, nước thải công nghiệp và nước sinh hoạt hiện đang ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân. Nguyên nhân là do nguồn nước này không được xử lý đạt yêu cầu trước khi thải ra môi trường. Cao hơn nữa, là nguồn nước thải này không được tận thu để đưa vào tái sử dụng. Thế nhưng, để có thể làm được việc này đòi hỏi phải có một công nghệ xử lý phù hợp.

Đơn cử, nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động nấu cơm, tắm rửa, giặt giũ… của người dân phải được tập trung về hệ thống thu gom của thành phố. Sau đó, toàn bộ lượng nước thải thu gom được sẽ được chuyển đến nhà máy xử lý. Kế đến, nước thải sau xử lý sẽ được luân chuyển lại sử dụng cho các mục đích thấp cấp hơn. Cách làm này đã được ứng dụng tại nhiều nước trên thế giới, vừa giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, vừa tiết kiệm nguồn tài nguyên nước. Tuy nhiên, hệ thống thoát nước nhiều tỉnh thành nước ta còn lạc hậu và thiếu đồng bộ. Thậm chí, có rất nhiều khu vực còn chưa có hoặc chỉ mới xây dựng hệ thống thoát nước tập trung và không có khu xử lý nước thải tập trung. Do vậy, nước thải đô thị thường thải thẳng ra ngoài, vừa lãng phí tài nguyên nước, vừa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Tương tự, ông Trần Văn Khải, Phó Chủ tịch Văn phòng Hiệp hội Khí sinh học Việt Nam cho biết thêm, trong hoạt động nông nghiệp, chất thải chăn nuôi tác động rất xấu đến môi trường và sức khỏe người dân. Cụ thể, với môi trường tự nhiên, chất thải chăn nuôi sẽ gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường khí, môi trường đất và các sản phẩm nông nghiệp. Còn đối với sức khỏe con người, chất thải chăn nuôi sẽ gây ra nhiều căn bệnh về hô hấp, tiêu hóa. Nguyên nhân là do trong chất thải chăn nuôi thường chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, trứng giun… cao hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, nếu loại chất thải trên được thu gom và xử lý đúng quy trình thông qua công nghệ phù hợp thì không những không gây hại cho môi trường mà còn tăng lợi ích kinh tế cho người dân.

TS Vũ Trung Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chính sách, chiến lược tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định, công nghệ sạch là công nghệ thân thiện với môi trường, được phát triển và sử dụng sao cho không làm tổn hại đến môi trường và bảo tồn được các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việt Nam trong chiến lược tăng trưởng xanh sẽ hướng tới ứng dụng và phát triển công nghệ hiện đại nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả với vấn đề biến đổi khí hậu. Hiện bộ đã tham mưu Chính phủ chỉ đạo các cơ quan hành chính phải ưu tiên lựa chọn sử dụng những công nghệ thân thiện với môi trường khi thực hiện đầu tư công; đầu tư công trình cải thiện chất lượng ô nhiễm môi trường; tăng cường ứng dụng giải pháp giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên… Tuy nhiên, bên cạnh những đầu tư hạ tầng mang tính tổng thể chung thì rất cần sự tự ý thức tham gia của các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Theo SGGP Online


Số lượt người xem: 4382    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm