• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
0
0
6
1
0
2
1
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực đất đai 02 Tháng Ba 2016 1:55:00 CH

Ban hành quy định kỹ thuật công tác điều tra và thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam tỷ lệ 1:25.000

 

 

 
Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định 347/QĐ-BTNMT ban hành quy định kỹ thuật công tác điều tra và thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam tỷ lệ 1:25.000.
 
 

Quy định này quy định mục tiêu, yêu cầu nội dung và kết quả của công tác điều tra và thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:25.000. Quy định áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước; các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác điều tra và thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:25.000 thuộc Đề án “Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam”. Quy định có thể mở rộng áp dụng cho các dự án/đề án điều tra và thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:25.000 sử dụng ngân sách do Nhà nước cấp.

 

Công tác điều tra và thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:25.000 nhằm mục tiêu xây dựng được bộ dữ liệu, bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:25.000 trên các diện tích đã được ghi nhận là có nguy cơ trượt lở đất đá cao thông qua các thông tin và yêu cầu thực tế từ địa phương, cũng như qua công tác điều tra hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000, hoặc tại những khu vực cần có những nghiên cứu đánh giá chi tiết hơn, theo đặt hàng của Nhà nước; làm cơ sở cho việc đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá, phục vụ công tác quản lý và giảm nhẹ thiên tai, định hướng quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội lâu dài của các địa phương miền núi, trung du Việt Nam.

 

Công tác điều tra và thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:25.000 gồm các nội dung: (1) thu thập, tổng hợp tài liệu liên quan đến tai biến trượt lở đất đá và các tai biến địa chất khác trên vùng nghiên cứu; cập nhật các tài liệu, báo cáo định kỳ về thiên tai từ các cơ quan phòng, chống thiên tai các cấp; (2) chuẩn bị dữ liệu điều tra khảo sát; (3) điều tra khảo sát; (4) thi công các công trình khoan, khai đào; lấy và phân tích các loại mẫu; tiến hành thí nghiệm hiện trường địa chất công trình; (5) thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:25.000, trên đó thể hiện rõ vị trí, cấp quy mô, loại hình trượt lở đất đá và các tai biến địa chất khác có liên quan theo các yêu cầu trong Quy định; khoanh vẽ các khu vực trọng điểm có nguy cơ trượt lở đất đá cao được đề xuất khảo sát chi tiết ở tỷ lệ 1:10.000 hoặc lớn hơn; (6) xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về hiện trạng trượt lở đất đá và các tai biến địa chất khác có liên quan trong vùng khảo sát; (7) khảo sát chi tiết các khu vực trượt lở đất đá theo kế hoạch đặt ra; đề xuất vị trí/khu vực lắp đặt hệ thống quan trắc và cảnh báo sớm nguy cơ trượt lở đất đá trong khu vực điều tra; (8) Lập báo cáo kết quả công tác điều tra hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:25.000.

 

Mạng lưới điều tra hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:25.000 phải đảm bảo tính toàn diện trên diện tích điều tra, không bỏ sót điểm trượt lở hoặc điểm có nguy cơ trượt lở. Phải tiến hành trên tất cả các cụm dân cư, các công trình trọng điểm, mạng lưới giao thông chính.

 

Sản phẩm thu được gồm có: báo cáo kết quả thực địa điều tra hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:25.000; báo cáo kết quả điều tra và thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:25.000; sơ đồ tài liệu thực tế điều tra hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:25.000; bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:25.000; các tài liệu nguyên thủy và các tài liệu khác; ổ cứng rời hoặc các đĩa CD chất lượng cao lưu trữ các tài liệu giao nộp dạng số.

 


 

Nguồn: CTTĐT.


Số lượt người xem: 3792    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm