• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
7
9
9
5
1
1
Thông tin tổng hợp lĩnh vực khác 09 Tháng Bảy 2015 7:35:00 SA

Hội thảo tham vấn Dự thảo lần 2 Báo cáo INDC Việt Nam

Ngày 8/7, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo tham vấn với Hội đồng tư vấn của Ủy ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu và các bên liên quan về dự thảo lần 2 Báo cáo đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC) của Việt Nam. Cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu Nguyễn Văn Tuệ chủ trì Hội thảo. Tham dự có đại diện UNDP Việt Nam; đại diện GIZ Việt Nam và các thành viên Hội đồng tư vấn quốc gia; các Bộ, ngành, đại diện một số các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế.

 

 





Cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu Nguyễn Văn Tuệ phát biểu tại Hội thảo
 

 

Thực hiện Quyết định của COP19, các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) được yêu cầu xây dựng INDC và báo cáo INDC được coi là nội dung quan trọng góp phần xây dựng Thỏa thuận quốc tế toàn cầu về biến đổi khí hậu, dự kiến sẽ được thông qua tại COP21 tại Paris, Pháp năm 2015.

 

Việt Nam cam kết ứng phó với biến đổi khí hậu, thể hiện qua các chính sách quốc gia và các hoạt động cụ thể đã và đang được triển khai suốt thập kỷ qua về giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu thực hiện chủ yếu từ nguồn ngân sách. Việt Nam ủng hộ một thỏa thuận pháp lý với sự tham gia của tất cả các Bên nhằm giữ mức tăng nhiệt độ khí quyển trung bình toàn cầu vào cuối thế kỷ ở mức dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

 

Chính phủ Việt Nam đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành liên quan xây dựng INDC của Việt Nam. Trong quá trình xây dựng INDC, Việt Namđã lấy ý kiến các cơ quan có liên quan bao gồm: các Bộ, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan nghiên cứu, đại diện của các doanh nghiệp cũng như các đối tác phát triển quốc tế, thông qua một loạt các hội thảo và tham vấn.

 

Mục tiêu của INDC của Việt Nam nhằm đưa ra các thông tin, cam kết về mức đóng góp dự kiến do ViệtNamtự quyết định cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030. Là nỗ lực của ViệtNamcùng cộng đồng thế giới ứng phó với biến đổi khí hậu và góp phần giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng không quá 2 độ C vào cuối thế kỷ 21. INDC Việt Nam cũng góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế các-bon thấp, tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam trong thời gian tới.

 

Toàn cảnh hội thảo

 

Thông qua INDC, Việt Nam tái khẳng định cam kết của quốc gia nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện mục tiêu của Công ước khí hậu. Việt Nam tin rằng INDC của Việt Nam là công bằng và thể hiện nỗ lực cao nhất, khả thi và có thể đạt được và cam kết tiếp tục giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu dựa trên các nguồn lực trong nước và với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

 

INDC của Việt Nam gồm 2 hợp phần là giảm nhẹ biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

 

Hợp phần giảm nhẹ bao gồm các đóng góp vô điều kiện và đóng góp có điều kiện. Các đóng góp vô điều kiện là các hoạt động động mà Việt Nam sẽ thực hiện bằng nguồn lực trong nước, trong khi đó các đóng góp có điều kiện là những hoạt động mà Việt Nam có thể thực hiện nếu nhận được nguồn hỗ trợ tài chính mới và bổ sung, chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực từ quốc tế. INDC của Việt Nam phù hợp với lộ trình giảm 12,5% lượng phát thải trong giai đoạn 2021 – 2030 so với Kịch bản phát triển thông thường (BAU) trong khoảng thời gian đó, và đóng góp có thể lên đến 25% nếu nhận được hỗ trợ quốc tế.

 

Hợp phần thích ứng gồm các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu hiện tại đang được thực hiện; thiếu hụt so với nhu cầu thích ứng về thể chế và chính sách, tài chính, nguồn nhân lực và công nghệ; và các biện pháp thích ứng ưu tiên cho giai đoạn 2021 – 2030. Ước tính rằng Chính phủ Việt Nam có thể đóng góp khoảng một phần ba nhu cầu tài chính để thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030, và sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế đối với phần còn lại.

 

Tại Hội thảo, các thành viên Hội đồng tư vấn quốc gia về biến đổi khí hậu, đại diện các tổ chức quốc tế, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã có những ý kiến góp ý cho dự thảo lần 2 INDC của Việt Nam. Từ đó tổ công tác liên ngành xây dựng INDC, tiếp thu, chỉnh sửa trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

 

 

 

Theo Website Bộ TNMT.


Số lượt người xem: 2925    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm