• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
0
0
4
4
2
8
1
Thông tin cần biết 24 Tháng Tám 2010 3:30:00 SA

Ông Đào Anh Kiệt, Phó ban Thường trực Ban chỉ đạo Thích ứng với BĐKH của TPHCM: Sẽ có cơ chế khuyến khích

Dự án tái chế dầu thực vật, động vật đã qua sử dụng của TS Nguyễn Hữu Lương không phải là cá biệt tại TPHCM. Hiện có khá nhiều vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) của TPHCM chưa được thể chế hóa hoặc chưa có những cơ chế khuyến khích phù hợp. PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở TN-MT TPHCM, Phó ban Thường trực Ban Chỉ đạo Thích ứng với BĐKH của TPHCM, về vấn đề này.

- PV: Thưa ông, Ban Chỉ đạo Thích ứng với BĐKH có quan tâm đến việc nghiên cứu, đề xuất các cơ chế hỗ trợ cho hoạt động thích ứng với BĐKH không?

- Ông ĐÀO ANH KIỆT: Chương trình hoạt động của chúng tôi có nội dung này. Ban đã có kế hoạch làm việc với từng sở, ngành cụ thể để bàn về việc đề xuất UBND TPHCM ban hành các cơ chế hỗ trợ cho công tác thích ứng với BĐKH. Đơn cử, trong nhiều nội dung sẽ làm việc với Sở Y tế, ban đề nghị sở lên danh sách các chất có thể gây hại sức khỏe con người, ô nhiễm môi trường. Dầu ăn đã qua sử dụng nhất định sẽ phải nằm trong danh sách này và với sản phẩm ấy, ban đề xuất UBND TPHCM báo cáo Bộ Y tế hoặc các bộ ngành liên quan, đề nghị các cơ sở sản xuất, nhà hàng, khách sạn thường xuyên sử dụng dầu ăn phải có nghĩa vụ thu gom dầu đã qua sử dụng và giao lại cho các đơn vị có chức năng tái chế.

Tất nhiên, các cơ sở này có quyền bán cho bất cứ đơn vị nào có chức năng tái chế đã được Nhà nước cấp phép, song không được đổ ra môi trường hoặc bán cho những cơ sở nhỏ, lẻ hay những cá nhân không có khả năng tái chế đúng quy định, mà đơn giản là mua về sử dụng lại trong nấu ăn. Ban cũng sẽ đề nghị, tất cả các quy định ấy được ghi thẳng trong giấy phép kinh doanh như là một sự nhắc nhở các doanh nghiệp phải có ý thức bảo vệ môi trường.

Đối với những lĩnh vực khác, ban cũng sẽ có những hành động tương tự bởi không có một hành lang pháp lý hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ môi trường, thích ứng với BĐKH, sẽ rất khó cho các đơn vị thực thi và người dân cũng lúng túng trong thực hiện.

- Trên thực tế, đã có không ít quy định của pháp luật chưa được thực thi, đặc biệt trong lĩnh vực môi trường vẫn có khá nhiều quy định về bảo vệ môi trường chưa được chấp hành nghiêm túc. Liệu các nghiên cứu, đề xuất nêu trên của ban sẽ được triển khai thực hiện?

- Tất nhiên, bên cạnh những cơ chế chính sách, ban cũng sẽ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để thực thi các chính sách này. Hiện nay, công tác bảo vệ môi trường đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đại đa số người dân và các cấp chính quyền. Sự thay đổi về nhận thức sẽ là một điều kiện tuyệt vời để triển khai thực hiện mạnh mẽ công tác bảo vệ môi trường, thích ứng với BĐKH.

(Theo Sài gòn Giải phóng online)


Số lượt người xem: 4144    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm