• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
8
7
5
2
5
5
Tin tức sự kiện 18 Tháng Mười Hai 2012 9:30:00 SA

Hoạt động thu gom rác dân lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

 

1 Hoạt động của người thu gom rác dân lập

1.1      Thông tin cơ bản của NTGRDL

-   Tỉ lệ nam nhiều hơn chiếm79,6% trong khi tỉ lệ nữ chiếm 20,4%. Điều này cho thấy sự không cân bằng về giới trong nghề thu gom rác.

-   Độ tuổi phổ biến nhất là từ 18-60 tuổi.

-   Những người làm chủ đều có thời gian làm rác từ 5-20 năm, còn những người làm dưới 5 năm đa phần là làm thuê.

-   Đa phần người thu gom rác có trình độ học vấn thấp đa phần là trình độ từ tiểu học đến trung học.

-   Đa số những người làm rác trong cuộc khảo sát đều đang sinh sống tại TPHCM, chỉ một số ít (9,3%) là sống ở nơi khác. Đối với người sống trên địa bàn TP HCM thì tỉ lệ có hộ khẩu thường trú và đăng ký tạm trú ngắn hạn là tương đương nhau: 35,6% là có hộ khẩu thường trú, 30,7% là có đăng ký tạm trú ngắn hạn.

1.2      Đời sống của NTGRDL

-   Thống kê tình trạng sở hữu nhà của NTGRDL cả làm thuê và không làm thuê thì nhìn chung tỉ lệ ở nhà thuê chiếm hơn phân nửa. Nhà thuê  56,5% và 36,1% là nhà thuộc sở hữu. Đa phần những người chủ đường dây đều có nhà riêng trái ngược với người làm thuê thì tỉ lệ thuê nhà cao hơn.

-   Khảo sát về hoàn cảnh kinh tế của những người thu gom rác thuộc diện không nghèo là 61,6%, hộ nghèo chiếm 23,6%, cận nghèo là 4,6%, gia đình chính sách là 3%, còn lại 7,2% là không biết gia đình mình thuộc diện nào.

-    Xu hướng vay nóng, vay người thân và giảm chi tiêu là ba cách giải quyết khó khăn thường xảy ra của NTGRDL. Tỉ lệ sử dụng tiền tiết kiệm là rất ít vì đa phần họ cũng không có sẵn khoản tiết kiệm nào. Huy động hỗ trợ từ cộng đồng là rất hiếm, cho thấy tiếng nói và vị thế của họ trong cộng đồng là còn thấp. Có dấu hiện tích cực là rất ít, hầu như không ai cho con nghỉ học vì hoàn cảnh khó khăn.

-   Thu nhập trung bình của người thu gom rác làm chủ đường dây là 5,7 triệu/người/tháng. Thu nhập của người làm thuê  2,9 triệu/người/tháng. Vậy thu nhập cố định của người làm chủ trung bình cao gần gấp 2 lần so với người làm thuê.

-   Thu nhập thêm từ tiền bán phế liệu tận dụng của chủ đường dây là 2,2 triệu/người/ngày và của người làm thuê là 2,7 triệu/người/ngày. 

1.3      Thực trạng về công việc của NTGRDL

-   Thời gian thu gom trung bình từ 6-8 h/ngày (chiếm 53%), từ 9-12h/ngày (chiếm 34,8%). Tuần làm việc không nghỉ ngày nào. Một năm chỉ được nghỉ một ngày mùng 1 tết. Khi ốm nặng không thể đi làm thì sẽ nghỉ trung bình từ 1-5 ngày.

-   Những phương tiện dùng để thu gom của NTGRDL hiện nay gồm: Thùng 600l đẩy tay (5,9%), xe ba gác máy (32,9%), xe tải (38,7%), xe ba gác kéo (8,4%), khác (14%). Tỉ lệ sử dụng xe ba gác và xe tải là tương đương nhau. Lấy ý kiến trong các cuộc thảo luận nhóm nhóm cán bộ phường, NTGRDL và cán bộ cấp quận cho thấy đại đa số ý kiến cho rằng phương tiện vận chuyển thuận tiện nhất cho NTGRDL  là  xe ba gác máy.

+ Qua kết quả khảo sát khảo sát định lượng, phần lớn người lao động khi được hỏi đều nhận thức được việc cần phải sử dụng bao tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ và giày ủng nhằm bảo vệ sức khỏe, tuy nhiên trên thực tế số lượng người lao động sử dụng trang bị BHLĐ chưa nhiều (67,4%).

1.4       Đánh giá hoạt động của NTGRDL

1.4.1    Thu gom, vận chuyển

a.     Điểm mạnh

-   Cự ly thu gom trung bình của NTGRDL tại 16 khảo sát là: 3-10 km/chuyến. Thu gom ngày 1 lần trên tuyến cố định.

-   Trên một xe lấy rác số lao động là từ 1-3 người (chiếm 81,6%), từ 4-5 người là 16%.

-   Nơi có sự quản lý của HTX, đường dây rác có sự phân chia thu gom rõ ràng, tuyến thu gom không chồng chéo giữa người này với người kia, ít có tình trạng xảy ra tranh chấp.

-   Quy trình thu gom rác đã có sự đồng bộ chuyên môn hóa phù hợp với điều kiện nơi thu gom

b.    Điểm yếu

-   NTGRDL gặp khó khăn trong việc tìm điểm tập kết, chỗ đậu xe rác dọc theo các tuyến đường.

-   Các phương tiện thu gom như xe ba gác, xe tự chế (thùng 660l gắn vào xe máy) đã bị cấm nhưng hiện nay vẫn còn hoạt động khá nhiều vì NTGRDL không có khả năng để chuyển đổi.

-   Trong quá trình thu gom, giữa những người thu gom tự do và do phường quản lý vẫn thường xuyên xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn, tỉ lệ chiếm 42,1%. Khi xảy ra tranh chấp đa số chọn cách tự giải quyết mâu thuẫn (63,6%). Chứng tỏ vai trò của chính quyền/ cơ quan chức năng còn khá mờ nhạt trong việc quản lý lực lượng này.

c.      Cơ hội

-   Đối với NTGRDL tham gia vào HTX/NĐ sẽ có cơ hội tiếp cận với các khoản cho vay để chuyển đổi phương tiện từ Đề án thí điểm mô hình hỗ trợ mô hình HTX thu gom rác (Báo cáo sơ kết hoạt động của HTX làm dịch vụ thu gom rác 2012).

-   Các HTX được xem xét gia hạn thời gian chuyển đổi, trong thời gian đó vẫn được sử dụng xe ba gác làm phương tiện vận chuyển vì được liệt vào xe chuyên dụng của HTX.

d.    Thách thức

-   Hệ thống thu gom rác dân lập hiện nay  vẫn còn tình trạng “da beo”. Tình trạng này gây tốn kém chi phí vận chuyển cho người thu gom.

-   Ngoài ra, đầu nậu là một hình thức khá phổ biến trong giới chủ đường dây.

1.4.2    Phân loại rác

-   Giúp giảm một lượng rác đáng kể đi vào bãi chôn lấp, và giúp những vật có khả năng tái chế đi vào chu trình tái chế và tái sử dụng một cách hiệu quả.

-   Chính tiền kiếm được từ phân loại phế liệu giúp trang trải chi phí xăng xe và sinh hoạt hàng ngày cho NTGRDL.

-   Phân ra nhiều bao khiến các xe chở rác luôn trong tình trạng treo móc xung quanh cồng kềnh gây nguy hiểm cho người đi đường và chính bản thân người thu gom.

-   Sức khỏe và sự an toàn của người thu gom không đảm bảo do tiếp xúc quá gần và quá lâu với rác.

Phòng Quản lý chất thải rắn

 

 


Số lượt người xem: 4723    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm