■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với nhà đã xây dựng của Công ty TNHH Xây dựng Thế Minh tại phường Thạnh Mỹ Lợi, thành phố Thủ Đức  (09/05)
■  Thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở, công trình xây dựng của chủ đầu tư  (09/05)
■  Lấy ý kiến góp ý Dự thảo “Quy định về điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất và điện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”  (08/05)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Xây dựng mới khối nhà A trụ sở Sở Xây dựng” tại số 60 Trương Định, phường Võ Thị Sáu, Quận 3 của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp  (07/05)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường  (07/05)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án “Đầu tư xây dựng Tổ hợp dịch vụ Thương mại” tại số 02 Hồng Hà, Phường 2, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh của Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự  (07/05)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
9
4
9
9
4
0
Tin tức sự kiện 30 Tháng Giêng 2013 10:40:00 SA

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý TN&MT và biến đổi khí hậu

 
Thứ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu tại Hội thảo
Sáng 29/1, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Cơ quan Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã tổ chức hội thảo tham vấn các đại sứ quán, nhà tài trợ quốc tế về dự thảo Đề án “Chủ trương, giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường”.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt trong thời kì đổi mới, Đảng ta luôn coi trọng và quan tâm chỉ đạo công tác ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tài nguyên, môi trường. Những năm gần đây, Việt Nam lại nằm trong nhóm những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu. Bởi vậy, chúng ta đã sớm xây dựng và triển khai các chương trình, giải pháp ứng phó, từ Trung ương đến địa phương.
Tuy nhiên, công tác ứng phó với BĐKH và bảo vệ tài nguyên, môi trường vẫn còn những tồn tại yếu kém. Chúng ta chưa tạo được thế chủ động để ứng phó với BĐKH đang ngày càng gia tăng, đe dọa đến nhiều ngành, nhiều vùng, nhiều thành phố, cộng đồng dân cư. Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, kém hiệu quả nên suy thoái cạn kiệt; môi trường bị ô nhiễm, nhiều nơi nghiêm trọng, chậm được cải thiện; đa dạng sinh học suy thoái, đe dọa mất cân bằng sinh thái trên diện rộng. Những tồn tại yếu kém này đang làm cho tiến trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta trở nên kém bền vững, đe dọa làm mất đi một số thành quả quan trọng đã đạt được trong thời gian qua.
Trước yêu cầu cấp thiết trên, Bộ Chính trị phân công Ban Cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Cán sự Đảng Bộ TN&MT chuẩn bị Đề án “Chủ trương, giải pháp chủ động ứng phó với BĐKH; đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường” trình Hội nghị Trung ương 7( Khóa XI).
Các đại biểu quốc tế đánh giá cao việc Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết định xem xét Đề án này để ban hành một Nghị quyết tăng cường hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Trước đó, Chính phủ Việt Nam đã có hàng loạt văn bản, chính sách cũng như các hoạt động xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực này. Điều này cho thấy, quyết tâm chính trị không ngừng nghỉ của Việt Nam để hướng tới nền kinh tế xanh.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, nhấn mạnh, nội dung của đề án đã đi đúng với xu hướng quốc tế và phù hợp với điều kiện trong nước. Đó là Việt Nam phải sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên hiện có, đồng thời với việc giải quyết ô nhiễm, bảo vệ đa dạng sinh học, đảm bảo môi trường sống tốt cho người dân…
Trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, đề án đã đề ra những hoạt động có tính ưu tiên; đồng thời thẳng thắn chỉ ra các thách thức về nguồn lực, cơ chế giám sát… để tìm hướng giải quyết.
“Việt Nam đã xây dựng nhiều văn bản, chính sách cần thiết để bảo vệ tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Điều quan trọng hơn là các cấp, ngành, các địa phương phải có kế hoạch thực thi các chính sách này một cách hiệu quả. Từ chính sách đó, xây dựng được các chương trình, kế hoạch hành động phù hợp, đặc biệt phải có tính liên ngành”, bà Victoria Kwakwa nói.
 
Toàn cảnh hội thảo
 
Theo bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, có 3 vấn đề Việt Nam cần chú ý trong xây dựng chính sách tài nguyên môi trường và biến đổi khí hậu.
Đó là phải chú ý hơn nữa để đảm bảo mọi người dân được tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường. Đồng thời quan tâm đến thích ứng với biến đổi khí hậu, bởi đầu tư cho thích ứng tuy tốn kém nhưng nếu đầu tư sớm sẽ bảo vệ được tiến bộ kinh tế - xã hội. Một vấn đề quan trọng nữa là có chính sách tài chính đổi mới để khuyến khích sử dụng nhiên liệu sạch, hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Tại Hội thảo, nhiều nhà tài trợ quan tâm đến cơ chế giám sát thực thi chính sách, đo lường tiến độ và chất lượng công việc. Có được các cam kết chính trị đồng thời với các ưu tiên đầu tư cụ thể và một cơ chế giám sát rõ ràng, minh bạch sẽ là điều kiện quan trọng để các nhà tài trợ quốc tế tin tưởng đầu tư lĩnh vực tài nguyên môi trường và biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, Chính phủ Việt Nam đã xác định rõ những hạn chế yếu kém trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường để đề ra các trọng tâm hành động.
Đó là kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm, bụi đô thị; nâng cao năng lực, trình độ các chủ đầu tư khai thác tài nguyên, tăng tính minh bạch trong quản lý…
“Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền phục hồi môi trường, người sử dụng tài nguyên phải trả tiền sẽ phải được thực hiện nghiêm ngặt. Điều này tạo ra công cụ kinh tế để hạn chế ô nhiễm và có thêm nguồn lực đầu tư”, Thứ trưởng Trần Hồng Hà nói.
Dự thảo Đề án “Chủ trương, giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường” sẽ được Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị vào tháng 2/2013 và trình Ban chấp hành Trung ương Đảng vào tháng 5/2013. Sau đó, Ban chấp hành Trung ương Đảng sẽ xem xét ra Nghị quyết về vấn đề này.
 

 


Số lượt người xem: 3677    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm