• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
5
2
2
7
5
2
4
Tin tức sự kiện 26 Tháng Chín 2013 3:20:00 CH

Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các ngành và đối tượng sử dụng nước

Quản lý tài nguyên nước (TNN) đảm bảo sự hài hòa lợi ích và phát triển vững, công bằng nguồn nước giữa các ngành là một trong những nguyên tắc mà Luật Tài nguyên nước 2012 đặc biệt nhấn mạnh. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh biến đổi khí hậu, sự gia tăng sử dụng nước của các ngành và vấn đề cạnh tranh sử dụng tài nguyên nước.
Bình đẳng quyền sử dụng TNN
 
Từng có một thời gian dài, chúng ta chưa nhận thức được đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của nước đối với đời sống, sức khỏe và môi trường nên chưa chú trọng quản lý và bảo vệ tài nguyên nước. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới tài nguyên nước có biểu hiện suy thoái cả về số lượng lẫn chất lượng; tình trạng ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước, khan hiếm nước đã xuất hiện nhiều nơi và đang có xu hướng gia tăng, nhất là vùng trung du và miền núi vào mùa khô hàng năm; tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả, thiếu quy hoạch, thiếu tính liên ngành còn phổ biến đang trở thành áp lực rất lớn cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội bền vững của Việt Nam. Luật Tài nguyên nước năm 2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013 là cơ sở pháp lý quan trọng, bước đột phá mới trong việc quản lý và bảo vệ, phát triển nguồn nước.
 
Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước Hoàng Văn Bẩy cho biết, Luật Tài nguyên nước đã đưa vào nguyên tắc quản lý tài nguyên nước là phải quản lý tổng hợp, và việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, bảo đảm sử dụng nước tổng hợp, đa mục tiêu, công bằng, hợp lý, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các tổ chức, cá nhân, giữa thượng lưu và hạ lưu....
 
Luật Tài nguyên nước 2012 đã bổ sung nhiều biện pháp để bảo đảm phân bổ hài hòa hợp lý nguồn nước giữa các đối tượng sử dụng nước trên lưu vực sông từ việc xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước, bảo vệ khai thác, sử dụng nguồn nước đến việc phòng chống lũ lụt, hạn hán, xâm nhập nhập mặn nhân tạo.
 
Quản lý tài nguyên nước đảm bảo sự hài hoà giữa các ngành
 
 
Thống nhất quản lý TNN trên lưu vực sông
 
Luật Tài nguyên nước 2012 cũng đã đề cập đến các biện pháp kiểm soát để bảo đảm khai thác, sử dụng tổng hợp nguồn nước của các hồ chứa từ khâu quy hoạch, lập dự án đầu tư xây dựng đến vận hành hồ chứa, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cụ thể đối với quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa trong việc điều tiết nước để chống lũ, giảm lũ và cấp nước cho các đối tượng sử dụng nước trên lưu vực sông. Bên cạnh đó, cũng đã quy định cụ thể về cơ chế điều phối, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông nhằm bảo đảm tính hệ thống, thống nhất của tài nguyên nước trên lưu vực sông và đề cao trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương liên quan trong việc giải quyết những vấn đề về tài nguyên nước trong khuôn khổ lưu vực sông.
 
Theo Cục trưởng Hoàng Văn Bẩy, giải pháp cơ bản, lâu dài để bảo đảm sử dụng nước hài hòa, bền vững giữa các ngành là triển khai có hiệu quả các quy định nêu trên của Luật. Trước mắt, Cục sẽ tập trung xây dựng và triển khai thực hiện các quy trình vận hành liên hồ chứa trong mùa cạn trên các lưu vực sông Ba – sông Hinh, sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Hồng. Hiện tại các quy trình này đang được đưa ra lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương để tiếp tục hoàn thiện và ban hành trong thời gian tới. Theo đánh giá nhận xét của các chuyên gia, sự ra đời của các quy trình vận hành liên hồ sẽ giải quyết được nhu cầu dùng nước ở hạ du và sự cạnh tranh về nước giữa các ngành. Cùng với đó, Cục tiến hành kiểm soát chặt chẽ việc bảo đảm các yêu cầu sử dụng nước tổng hợp, đa mục tiêu đối với các hồ chứa.
 
Ngoài ra, Cục sẽ xây dựng và triển khai thực hiện các quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông và thành lập các tổ chức lưu vực sông, chi cục lưu vực sông nhằm triển khai có hiệu quả cơ chế điều phối, giám sát các hoạt động về tài nguyên nước có tính liên ngành, liên lĩnh vực, liên địa phương trên các lưu vực sông lớn, quan trọng.
 
Minh Trang

Số lượt người xem: 3995    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm