• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
5
2
0
1
9
1
0
Tin tức sự kiện 13 Tháng Chín 2013 10:05:00 SA

Bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững

(TN&MT) - Trong xu thế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, ngành môi trường đang thực hiện những sứ mệnh quan trọng của mình nhằm góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sống trong lành cho người dân, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
Nhng bước tiến mnh m
 
Điều dễ nhận thấy là từ khi triển khai quyết liệt Nghị quyết từ Hội nghị Trung ương 7 khóa XI, bộ máy quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đã được thiết lập đồng bộ cả ở Trung ương, địa phương và từng bước được kiện toàn. Năm 2002, Bộ TN&MT được thành lập. Năm 2008, Tổng cục Môi trường được thành lập, thuộc Bộ TN&MT. Ở các Bộ, ngành đã có các đơn vị trực thuộc chuyên trách công tác bảo vệ môi trường. Lực lượng phòng chống tội phạm môi trường đã được thành lập, góp phần ngăn ngừa, hạn chế hành vi gây ô nhiễm môi trường.
 
Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT tại làng nghề .
 
 
Tại các địa phương, đã có Sở TN&MT ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng TN&MT ở các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và có cán bộ kiêm nhiệm quản lý môi trường ở xã, phường, thị trấn. Nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty, ban quản lý khu công nghiệp, doanh nghiệp lớn đã có phòng, ban, bộ phận hoặc bố trí cán bộ chuyên trách về môi trường.
 
Nguồn lực tài chính và các điều kiện cần thiết cho bảo vệ môi trường được bảo đảm ngày càng tốt hơn. Nguồn chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp môi trường được cân đối đạt mức 1% tổng chi ngân sách hằng năm, tăng nhiều lần so với trước đây. Năm 2006 là 2.900 tỷ đồng, thì năm 2012 đã lên tới 9.050 tỷ đồng.
 
Nước ta đã tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế, tham gia 20 điều ước quốc tế về môi trường; đã có gần 40 chương trình, dự án lớn về bảo vệ môi trường được thực hiện với các đối tác trên cơ sở song phương và đa phương. Việt Nam cũng tham gia tích cực vào các diễn đàn thế giới và khu vực về bảo vệ môi trường, đặc biệt là các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường trong khu vực châu Á, ASEAN, các nước tiểu vùng sông Mê Công mở rộng.
 
Sc mnh ba tr ct
 
Trước tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng đi đôi với trách nhiệm bảo vệ môi trường của nhiều doanh nghiệp ngày càng bị xem nhẹ, một mô hình quản trị môi trường mới nhằm nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm này là vấn đề được đặt ra. Muốn giải quyết tốt các vấn đề môi trường, chỉ sức mạnh của Nhà nước thôi là không đủ mà phải dựa vào sức mạnh tổng thể của cả xã hội, đặc biệt là ba trụ cột chính: Nhà nước, thị trường và các tổ chức xã hội.
 
Để phát huy được sức mạnh tổng hợp của ba trụ cột này, nhiều vấn đề về pháp luật và biện pháp thực thi cần tiếp tục hoàn thiện như: Thay đổi cơ chế để cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội có thể giám sát việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của doanh nghiệp tốt hơn, có thể tiến hành khởi kiện buộc doanh nghiệp vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường các thiệt hại đã gây ra. Cơ chế để các thông tin về tình hình chấp hành pháp luật (nhất là tình hình vi phạm pháp luật môi trường của doanh nghiệp) cũng cần được thay đổi để minh bạch hơn. Theo các chuyên gia, giải pháp hợp lý ở đây có thể là ngành TN&MT từ Trung ương đến địa phương và các đơn vị hữu quan xây dựng được cơ sở dữ liệu về tình hình chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, công bố công khai cơ sở dữ liệu đó và có sự kết nối trong toàn quốc để công chúng dễ dàng cập nhật, theo dõi, đánh giá.
 
Về phía cơ quan Nhà nước, đã tới lúc tính đến việc thực thi Luật Bảo vệ môi trường bằng những chương trình cụ thể, đi từ cơ sở, thay cho chỉ tiếp cận theo chiều từ trên xuống. Nói cách khác, cơ chế thực thi pháp luật bảo vệ môi trường nên dựa nhiều hơn vào sự cam kết tự nguyện của doanh nghiệp, với điều kiện các cam kết đó phải được công bố công khai để cơ quan Nhà nước, cộng đồng và công luận cùng giám sát.
 
Vẫn còn nhiều khoảng trống trong lĩnh vực pháp luật bảo vệ môi trường cần hoàn thiện, trong đó, chỉ các sáng kiến từ phía Nhà nước thôi là không đủ mà cần sự nỗ lực, hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp và sự thức tỉnh trong ý thức công dân của dân chúng. Hướng tới mô hình quản trị môi trường tốt, trong đó, lợi ích của các bộ phận dân chúng trong các quyết định có liên quan tới môi trường cần được tôn trọng và bảo đảm có lẽ là hướng đi đúng.
 
 Phương Anh

Số lượt người xem: 4766    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm