• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
5
1
4
8
6
0
6
Tin tức sự kiện 18 Tháng Chín 2012 8:10:00 SA

Bất cập hạ tầng xử lý rác thải

Trong khuôn khổ hợp tác giữa TPHCM và TP Osaka, Nhật Bản, TP Osaka sẽ hỗ trợ TPHCM hoàn thiện hạ tầng phân loại và xử lý rác thải. Điều đáng nói là kinh nghiệm tổ chức chương trình phân loại rác tại nguồn và xử lý rác thải tại Nhật Bản rất hay nhưng lại không dễ ứng dụng tại TPHCM.

Hạ tầng thu gom thiếu đồng bộ

Nhận xét về thực tế thu gom rác phân loại tại Nhật Bản, các chuyên gia trong nước đều khẳng định là mô hình thực tế rất hay, rất sinh động. Chỉ có điều, không dễ áp dụng tại TPHCM nói riêng và cả nước nói chung. Ông Lê Trung Tuấn Anh, Phó phòng Quản lý chất thải rắn, Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM khẳng định, khó nhất là hiện chúng ta chưa thống nhất được đầu mối thu gom rác từ nhà dân đến các trạm trung chuyển.

Đơn cử tại TPHCM, rác của các hộ gia đình do nghiệp đoàn rác dân lập thực hiện. Hầu hết trong số họ là những người lao động có trình độ thấp, điều kiện kinh tế khó khăn, trang thiết bị thu gom rất thô sơ và lạc hậu. Mặt khác, lực lượng này hoạt động tự do nên rất khó tuyên truyền, hướng dẫn triển khai bất kỳ chương trình liên quan. Sở đang triển khai vận động họ gia nhập hợp tác xã để tạo điều kiện tập trung nâng cao hiệu quả công tác thu gom rác. Tuy nhiên, hiện TP chưa xây dựng được chính sách hỗ trợ đối với lực lượng này nên chưa thể triển khai hiệu quả được.

Ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM, cũng cho biết thêm, phải thừa nhận rằng hiện hệ thống quản lý nhà nước trong lĩnh vực chất thải chưa theo kịp tốc độ phát triển của TP. Cơ sở hạ tầng tái chế, xử lý chất thải còn thiếu nhiều để có thể giải quyết khối lượng các loại chất thải phát sinh hàng ngày.

Cần nhất quán và kiên nhẫn với chính sách

Không dừng lại ở hạ tầng bất cập mà ngay trong chính sách thực hiện cũng chưa thực sự nhất quán. Đơn cử: để có thể giúp người dân phân loại chính xác các loại chất thải có thể tái chế và rác thực phẩm, nhất thiết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Trên thực tế, từ năm 2006 TPHCM đã triển khai chương trình vận động thí điểm thực hiện phân loại rác tại nguồn cho 6 quận huyện. Hiệu quả sau khi triển khai dự án đạt được chỉ khoảng 25%. Tuy nhiên, thay vì vẫn tiếp tục giữ vững hoạt động truyền thông, đồng thời cải tiến quy trình thu gom rác phân loại thì chương trình thí điểm trên nhanh chóng bị dừng lại. Sau đó một thời gian, chương trình trên mới được tái khởi động. Chính sự thiếu nhất quán và kiên nhẫn trong cách triển khai thực hiện một chương trình, một chính sách đã khiến cho việc tuyên truyền bị gián đoạn, thậm chí bị xóa sạch trong nhận thức người dân, gây lãng phí ngân sách đầu tư. Quan trọng hơn, làm mất lòng tin trong cộng đồng.

Ông Kashiwagi nhấn mạnh, để tăng hiệu quả việc xử lý rác, quan trọng nhất phải nâng cao nhận thức của cộng đồng và duy trì kết quả này thường xuyên. Kinh nghiệm thực tế từ Nhật Bản đã chứng minh, có đến 90% tổng lượng rác thải được tái chế rác vì công đoạn phân loại rác tại hộ gia đình được thực hiện tốt. Với TPHCM hoàn toàn có thể thực hiện được điều này nếu ngay từ bây giờ chính quyền đầu tư xây dựng chiến lược dài hơi cho công tác nâng cao nhận thức cộng đồng và lực lượng thu gom rác.

Tiến sĩ Mararu Tanaka, Giám đốc Viện Nghiên cứu bền vững cho biết thêm, việc giải thích cho người dân hiểu rõ thực trạng cũng như những tác hại rác thải đến sức khỏe môi trường và người dân. Từ đó, huy động sáng kiến và hành động của cộng đồng trong việc cải thiện môi trường sống là cách hiệu quả nhất để người dân tham gia tích cực công tác bảo vệ môi trường. Trong điều kiện phương tiện thu gom tại thành phố còn chưa đáp ứng yêu cầu thì thu cùng lúc rác đã phân loại thì có thể khắc phục bằng cách phân ngày trong tuần để thu gom từng loại rác. Thiết nghĩ, thời gian đầu sẽ có nhưng nếu kiên nhẫn và nhất quán với chính sách thực hiện, nhất định sẽ thực hiện thành công.

Ông Nguyễn Trung Việt, Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn, Sở TN-MT TPHCM cho biết, hiện trung bình mỗi ngày TPHCM tiếp nhận khoảng 7.000 tấn rác đô thị, 600 tấn chất thải nguy hại và 500 tấn bùn thải… 90% chất thải rắn của TP đang được chôn lấp, chỉ một phần nhỏ được sản xuất thành phân compost. Do đó, để đảm bảo an toàn xử lý rác thải trong thời gian tới, nhất thiết TP phải thay đổi cách xử lý rác hiện nay. Theo đó, triệt để phân loại rác tại nguồn và tăng lượng rác tái chế.

Ông Kashiwagi, đại diện Cục Bảo vệ môi trường TP Osaka cho biết, rác thải tại TP Osaka được phân loại rất triệt để. Theo đó, người dân Nhật phải thực hiện phân loại rác ra làm 3 loại khác nhau. Bao gồm rác tài nguyên (chai nhựa, lon, đồ gia dụng bằng kim loại), rác bao bì nhựa (là các loại dùng để đựng hoặc gói sản phẩm ở bên trong) và rác thông thường (rác có cạnh lớn nhất hoặc đường kính dưới 30cm, nếu có dạng ống thì ngắn hơn 1m). Riêng với rác quá khổ (có đường kính hoặc cạnh lớn hơn 30cm, nếu là hình ống thì dài hơn 1m) thì sẽ thực hiện thu kèm thu phí. Rác sau khi được phân loại, chính quyền địa phương sẽ bố trí xe thu gom. Trường hợp người dân không thực hiện phân loại theo đúng quy định thì đơn vị thu gom sẽ từ chối thu gom, đồng thời dán giấy cảnh báo và hướng dẫn phân loại theo đúng quy định. Sau đó, tùy vào từng loại rác phân loại mà sẽ được chuyển đến các dây chuyền tái chế, xử lý rác thích hợp.

 

Thu gom rác dân lập tại quận Tân Phú. Ảnh: KIM NGÂN


Số lượt người xem: 4749    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm