• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
5
1
9
7
5
6
0
Tin tức sự kiện 12 Tháng Mười Hai 2007 2:40:00 SA

SÁNG QUÁ CÓ HẠI!

Khi nói về ô nhiễm môi trường, hóa chất độc hại, hồ nước kênh rạch bị nhiễm độc và tràn dầu luôn luôn là vấn đề hàng đầu trong tâm trí chúng ta. Nhưng trong những năm gần đây, ô nhiễm ánh sáng đã trở thành một vấn đề mà con người đang tăng dần nhận thức về nó. Ô nhiễm ánh sáng đề cập đến vấn đề chiếu sáng gây khó chịu, nguy hiểm và chiếu sáng quá dư thừa. Chiếu sáng không cần thiết cũng đóng góp vào hiệu ứng ấm lên của trái đất bởi việc tạo ra những nhu cầu lãng phí về năng lượng.

 

Theo Hiệp hội Bầu trời Tối Quốc tế (International Dark-Sky Association), “Ô nhiễm ánh sáng là “bất kỳ ảnh hưởng xấu của ánh sáng nhân tạo bao gồm bầu trời chiếu sáng rực rỡ, chói lòa, lạm dụng, tầm nhìn bị giảm vào ban đêm, và lãng phí năng lượng”. 

 

Một số tổ chức, cơ quan bảo vệ môi trường trên thế giới định nghĩa:  Ô nhiễm ánh sáng là sự sử dụng không hiệu quả, không tiết kiệm ánh sáng, sự sử dụng đem lại ánh sáng một cách lãng phí vào bầu trời hoặc sự chiếu sáng cung cấp quá nhiều ánh sáng chói lòa làm bạn không thể nhìn thấy bất cứ thứ gì khác”.

 

Tại sao ô nhiễm ánh sáng lại xấu?

 

Ô nhiễm ánh sáng làm lãng phí một số lượng khổng lồ về tiền bạc và năng lượng. Chỉ riêng tại Anh quốc, ước tính việc chiếu sáng đường phố đã quăng 100 triệu bảng của chiếu sáng không cần thiết vào bầu trời ban đêm mỗi năm do thiết kế không hợp lý của hệ thống chiếu sáng đường phố. Sự gia tăng của hệ thống chiếu sáng nội địa được thiết kế không hợp lý và sử dụng quá nhiều điện năng cũng làm gia tăng lãng phí. Ở Anh, bóng đèn đường sử dụng phổ biến là loại bóng đèn halogen 500 và 300w. Các loại bóng này không phù hợp vì sử dụng gấp 10 lần lượng điện cần thiết, và không chiếu sáng trực tiếp cũng như bị chói loà. Phát sinh tất cả năng lượng lãng phí này tạo ra một lượng lớn khí CO2 và các loại khí nhà kính khác. Chiếu sáng không cần thiết do đó cũng đóng góp vào hiệu ứng ấm lên của trái đất bởi việc tạo ra những nhu cầu lãng phí về năng lượng.

 

Không an toàn. Ngược lại với điều mà mọi người tin tưởng, ánh sáng chói lòa không làm việc nhìn ban đêm dễ dàng hơn. Mắt người chỉ nhìn thuận tiện và hiệu quả ở mức ánh sáng thấp, dịu hơn; vì thế bóng đèn công suất thấp hơn (số Watt nhỏ hơn) và hướng chiếu sáng tốt hơn thì quan trọng hơn loại bóng đèn độ sáng đơn giản, lãng phí điện năng.

 

Thế còn an ninh thì sao? Đó là một sự tưởng tượng rằng chiếu sáng hơn tự động cung cấp an ninh tốt hơn. Có ít nhất một bằng chứng cho rằng điều này có ảnh hưởng ngược lại. Chắc chắn rằng nhiều người cảm thấy an toàn khi ban đêm chung quanh họ sáng trưng, nhưng hằng ngày, chúng ta vẫn nghe tin tức về những vụ cướp, hãm hiếp, hành động phá hoại diễn ra trực tiếp dưới ánh đèn đường sáng trưng, hoặc ngay cả trên đường phố vào ban ngày. Kẻ phạm tội cần ánh sáng để thấy những nạn nhân của chúng, và chúng sẽ luôn luôn tránh những khu vực hoàn toàn tối.

 

Các khảo sát được lập lại nhiều lần cho thấy rằng một bóng đèn bên trong một ngôi nhà hoặc văn phòng thì ngăn ngừa tội phạm tốt hơn một bóng đèn chiếu sáng ở bên ngoài. Nếu bạn đi ra ngoài, đặt bộ điều khiển thời gian để bật đèn và tắt các lịch chiếu sáng đã lên chương trình để như có người trong nhà.

 

Giấc ngủ bị quấy rối và vấn đề về sức khỏe. Nhiều người có giấc ngủ thường bị xáo trộn bởi đèn đường quá sáng, ánh đèn pha từ nhà hàng xóm, hoặc bầu trời rực sáng. Điều này làm gây trở ngại cho nhịp độ của cơ thể, và gây ra sự uể oải, thiếu tập trung, suy nhược cơ thể và dễ cáu gắt. Cũng như những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, ảnh hưởng xa hơn là làm mất hiệu quả công việc, gây tai nạn và chi phí chăm sóc sức khỏe tốn kém. Trên thực tế, cơ thể chúng ta tiến hóa để ngủ trong bóng đêm tự nhiên. Nghiên cứu gần đây cũng đưa ra giả thuyết rằng có những mối liên kết chặt chẽ giữa ô nhiễm ánh sáng và ung thư, đặc biệt là ung thư vú.

 

Ánh sáng rực rỡ của bầu trời. Nhìn xung quanh bạn vào bầu trời ban đêm, dường như bất cứ nơi nào bạn sống trong những ngày này, tại thành phố hay ở nông thôn, bầu trời đã bị tàn lụi bởi ánh rực rỡ màu cam hoặc vàng không dễ chịu gây ra bởi sự chiếu sáng nhân tạo lãng phí ánh sáng và năng lượng vào bầu trời.

 

Nhiều nhà thiên văn học rất quan tâm đến tác động của ánh sáng đến khoa học, vì khi ánh sáng tăng lên họ không thể nghiên cứu bầu trời ban đêm do các ngôi sao bị che mờ bởi sự ô nhiễm này. Chỉ riêng tại Anh, ước tính có 60% học sinh không thể nhìn phần lớn các ngôi sao trên bầu trời đêm do hiện tượng lãng phí này - một bi kịch lớn bởi vì thiên văn học là môn học của phần lớn các trường học, và rất ít học sinh hiện nay nghiên cứu các ngôi sao “thực sự”, mà thay vào đó là sử dụng mô hình máy tính mô phỏng.

 

Nhưng đó không chỉ là một bi kịch cho các nhà thiên văn học. Qua nhiều thời kỳ nhân loại đã khao khát và tự hỏi về khung cảnh rộng lớn lấp lánh của “bóng đêm huyền bí”. Lịch sử loài người và tôn giáo được tô điểm bởi kỳ quan này, và với vấn đề ô nhiễm ánh sáng đang xảy ra hiện nay, thì đó là sự mất mát của chúng ta, và của con cháu chúng ta, nếu chúng ta phá hủy kỳ quan này thông qua sự lãng phí, sự ích kỷ và sự vô cảm.

 

Làm sao để chúng ta có thể giảm ô nhiễm ánh sáng?

 

  • Sử dụng đèn tiết kiệm năng lượng. Bạn có thực sự cần một bóng đèn halogen 300w? Một bóng đèn compact cắt giảm điện năng có công suất 60w với cùng độ chiếu sáng đương nhiên tốt hơn, rẻ hơn để sử dụng và ít ô nhiễm hơn.
  • Tắt đèn đi! Một cách tốt nhất của chiếu sáng là tắt đèn khi không cần đến. Hành động này giúp bạn tiết kiệm tiền, và có thể giúp bạn và người nào đó thưởng thức vẻ đẹp của bầu trời đêm trở lại. Tốt hơn nữa nếu bạn có thể thuyết phục nhân viên hoặc công ty của mình làm tương tự như thế.
  • Nhìn xung quanh bạn. Nếu bạn thấy không cần thiết, đừng sử dụng những loại đèn chiếu sáng chói loà, làm chói mắt.

 

Hãy nhớ rằng - đủ ánh sáng là được, chỉ chiếu sáng nơi nào cần đến và khi nào cần đến.

 

Th.S Đỗ Hoàng Oanh


Số lượt người xem: 4412    
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm