■  Thực hiện Đề án “Quản lý đất đai và phương hướng sử dụng đất đai hiệu quả trên địa bàn TPHCM” giai đoạn 2023-2025  (26/04)
■  Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết số 98/2023/QH15 giai đoạn 2024 - 2025  (26/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá tại nhà đất số 181 đường Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất khu nhà ở thuộc phường 3, quận 4 do Công ty Xây dựng và Phát triển nhà quận 4  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá đất tại nhà đất số 63-65 đường Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá tại khu đất số 2 - 4 - 6 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, quận 1  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá tại nhà đất số 241 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 4, quận 3  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất tại số 17 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng xác định giá đất đối với khu đất thuê tại số 97 Pasteur, phường Bến Nghé, Quận 1  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất tại số 132 đường Hàm Nghi, phường Bến Thành, quận 1  (25/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
8
1
4
3
9
4
Công tác quản lý môi trường 10 Tháng Bảy 2015 8:35:00 SA

Không gia hạn thêm thời gian di dời doanh nghiệp gây ô nhiễm

 

 

° Buộc ngưng hoạt động Công ty Xi măng Hà Tiên quận Thủ Đức và Phân bón hóa sinh huyện Củ Chi vì gây ô nhiễm kéo dài

 

Ngày 8-7, UBND TP đã họp Ban chỉ đạo Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Tất Thành Cang đã yêu cầu các đơn vị tập trung xử lý dứt điểm những doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm kéo dài trên địa bàn thành phố. Thời hạn đến 31-12 các doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm phải di dời vào khu công nghiệp (KCN), chuyển đổi hoạt động sản xuất sang các ngành nghề không gây ô nhiễm môi trường hoặc buộc ngưng hoạt động.

 

Doanh nghiệp gây ô nhiễm trì hoãn di dời

 

Ông Cao Tung Sơn, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, cho đến nay toàn thành phố còn 7 doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ chưa di dời là Công ty Nước mắm Việt Hương Hải, Xí nghiệp Đóng tàu Bình Triệu, Công ty Dệt may Gia Định - Phong Phú, Công ty Dệt Sài Gòn, Xí nghiệp Đóng tàu Petrolimex, Công ty Giấy bao bì Thăng Long, Công ty Xi măng Hà Tiên. 23 doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm phát sinh mới tại khu phố 4, 5 phường Đông Hưng Thuận quận 12 và 1 doanh nghiệp Phân bón hóa sinh huyện Củ Chi. Về hiện trạng khắc phục, với 7 doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm môi trường trọng điểm nằm trong quyết định phải di dời của Thủ tướng Chính phủ thì tiến độ chấp hành vẫn rất chậm. Cụ thể, đã 12 năm kể từ ngày được đưa danh sách phải di dời, Công ty Nước mắm Việt Hương Hải vẫn chưa tìm được điểm đến. Công ty đã dự kiến di dời đến KCN Trảng Bàng nhưng do yêu cầu phải xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại A nên không thể đáp ứng được. Công ty đang liên hệ với KCN Tân Tạo để di dời. Hai công ty dệt may Gia Định - Phong Phú và Sài Gòn đang dự kiến sẽ di dời về KCN Lê Minh Xuân 3 vào cuối năm 2015. Còn 2 xí nghiệp đóng tàu thì chuyển đổi công năng. Riêng Công ty Xi măng Hà Tiên, theo ban giám đốc công ty đề nghị thành phố cho phép di dời về khu vực phường Phú Hữu quận 9 nhưng các sở ban ngành không đồng ý vì đây là khu dân cư. Việc Công ty Xi măng Hà Tiên đang có một nhà máy nghiền hoạt động tại phường Phú Hữu từ năm 2004 cho đến nay đã nhận được rất nhiều phản ánh về việc gây ô nhiễm cho khu dân cư. Riêng với 23 doanh nghiệp đang sản xuất gây ô nhiễm môi trường tại phường Đông Hưng Thuận quận 12 thì hiện đã có 16 doanh nghiệp chấp thuận di dời vào KCN Lê Minh Xuân 3. 5 doanh nghiệp tự di dời và 2 doanh nghiệp đã ngưng hoạt động. Riêng đối với doanh nghiệp Phân bón hóa sinh thì đang đề xuất gia hạn thời gian di dời thêm 3 năm nữa.

 

Không di dời, đóng cửa

 

Liên quan đến vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Tất Thành Cang cho biết, không thể gia hạn thêm thời gian di dời của các doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Riêng với đề xuất của Công ty Xi măng Hà Tiên về việc di dời nhà máy nghiền tại Thủ Đức về phường Phú Hữu là không được vì theo quy hoạch phát triển của thành phố, quận Thủ Đức và quận 9 là khu đô thị trí thức, cảng và dịch vụ logistic. Việc công ty lấy lý do không xác định được điểm đến để trì hoãn di dời, sản xuất gây ô nhiễm môi trường cho khu dân cư suốt nhiều năm qua là không thỏa đáng. Phó Chủ tịch UBND TPHCM Tất Thành Cang yêu cầu từ nay đến 25-7, công ty phải gửi phương án di dời cũng như chính sách cần hỗ trợ để di dời từ phía UBND TP. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các sở ban ngành liên quan tổng hợp cơ sở quy hoạch, chính sách hỗ trợ cho đơn vị. Theo đó, xác định Công ty Xi măng Hà Tiên tồn tại trên địa bàn thành phố thì nên tập trung vào những lĩnh vực hoạt động nào và những nghề nào thì phải dịch chuyển ra khỏi địa bàn để phù hợp với xu thế phát triển của thành phố. Đảm bảo đến hết 31-12-2015, công ty sẽ phải ngưng hoạt động nhà máy nghiền tại quận Thủ Đức. Nếu công ty vẫn tiếp tục không chấp hành thì áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc ngưng hoạt động. Còn với trường hợp Công ty Phân bón hóa sinh huyện Củ Chi thì không cho tái sản xuất vì gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và hoạt động sản xuất không đúng quy hoạch. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường khôi phục làm lại hồ sơ cũ đồng thời tổ chức đoàn thanh tra kiểm tra thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi diện tích đất công ty đang hoạt động trái phép để đưa vào quỹ đất thành phố sử dụng đúng mục đích. Với những công ty còn lại gia hạn đến hết tháng 12-2015 nếu không chấp hành di dời cũng sẽ bị buộc ngưng hoạt động.

 

Hiện UBND TP vừa thông qua quyết định thành lập Ban chỉ đạo di dời. Theo đó, với những doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư phải di dời sẽ do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện. Trường hợp doanh nghiệp sản xuất không phù hợp quy hoạch trong khu dân cư sẽ do Sở Công thương chịu trách nhiệm lập phương án di dời. Còn những trường hợp doanh nghiệp sản xuất trong khu dân cư không đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ giao cho Sở Phòng cháy chữa cháy. Trong những trường hợp doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm môi trường trên thì những doanh nghiệp có nguyện vọng và đã có phương án di dời vào các khu sản xuất tập trung, các cơ quan chức năng liên quan phải có trách nhiệm hỗ trợ tích cực để họ di dời đúng tiến độ.

 

 

 

Theo Báo SGGP.

 


Số lượt người xem: 4619    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm