■  Thực hiện Đề án “Quản lý đất đai và phương hướng sử dụng đất đai hiệu quả trên địa bàn TPHCM” giai đoạn 2023-2025  (26/04)
■  Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết số 98/2023/QH15 giai đoạn 2024 - 2025  (26/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá tại nhà đất số 181 đường Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất khu nhà ở thuộc phường 3, quận 4 do Công ty Xây dựng và Phát triển nhà quận 4  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá đất tại nhà đất số 63-65 đường Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá tại khu đất số 2 - 4 - 6 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, quận 1  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá tại nhà đất số 241 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 4, quận 3  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất tại số 17 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng xác định giá đất đối với khu đất thuê tại số 97 Pasteur, phường Bến Nghé, Quận 1  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất tại số 132 đường Hàm Nghi, phường Bến Thành, quận 1  (25/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
7
6
9
5
6
7
Công tác quản lý đất đai 08 Tháng Hai 2014 9:05:00 SA

Báo cáo về giải quyết các kiến nghị của quận ủy, huyện ủy về công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, xây dựng, quản lý, phát triển trường mầm non trên địa bàn thành phố

     Ngày 7/2/2014, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có công văn số 746/TNMT-VP về giải quyết các kiến nghị của quận ủy, huyện ủy về công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, xây dựng, quản lý, phát triển trường mầm non trên địa bàn thành phố, nội dung báo cáo như sau:

Thực hiện công văn số 6048-CV/VPTU ngày 03 tháng 02 năm 2014 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về đề xuất giải quyết các kiến nghị của quận ủy, huyện ủy về công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, xây dựng, quản lý, phát triển trường mầm non trên địa bàn thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường xin báo cáo nội dung quy hoạch sử dụng đất giáo dục (DGD) trong báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2014, trong đó có phần dành cho các trường mầm non như sau:

1. Quan điểm - Mục tiêu phát triển:

+ Quan điểm:

-   Xây dựng Thành phố thành một trung tâm lớn về giáo dục - đào tạo chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Đảm bảo bình đẳng về cơ hội học tập cho mọi người.

-   Hoàn thiện cơ sở vật chất, mạng lưới trường, lớp, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, nội dung và phương thức giáo dục. Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư xây dựng hệ thống trường lớp ở các bậc học.

-   Nâng cao chất lượng đào tạo nghề và đại học. Đảm bảo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trình độ cao cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Liên kết quốc tế và xã hội hóa mạnh trong lĩnh vực đào tạo. Hình thành các khu giáo dục đại học, viện nghiên cứu, các trường đại học đầu ngành; tạo môi trường tốt cho nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập. Xây dựng một hệ thống trường dạy nghề tiên tiến, đào tạo nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.

+ Mục tiêu:

-   Giáo dục mầm non: Phấn đấu một lớp 25-27 học sinh/lớp năm 2020; huy động 100% trẻ 5 tuổi vào học các lớp mầm non. Dự báo, khoảng 378.000 học sinh vào năm 2020.

-   Tiểu học: Từ năm 2015 trở đi phấn đấu huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1. Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đạt 100%; học sinh học 2 buổi/ngày đạt 100%; sĩ số học sinh không quá 30 học sinh/lớp; đảm bảo cơ sở vật chất đạt mức chất lượng tối thiểu theo quy định của Bộ GD-ĐT; diện tích cây xanh, sân chơi tối thiểu 50% diện tích trường. Dự báo, khoảng 565.000 học sinh vào năm 2020.

-   Trung học cơ sở:  Duy trì kết quả phổ cập giáo dục THCS. Tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi (11-14 tuổi) học THCS, giảm tỷ lệ học sinh ngoài độ tuổi xuống dưới 5% vào năm 2020 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhất là khu vực ngoại thành. Đến năm 2020, 100% học sinh học 02 buổi/ngày, đảm bảo 100% các trường trung học cơ sở có đủ các phòng phục vụ cho học tập đạt tiêu chí chuẩn hóa; đạt 35 học sinh/ lớp vào năm 2020. Dự báo, khoảng 437.000 học sinh vào năm 2020.

-   Trung học phổ thông: Tiếp tục củng cố, duy trì chất lượng kết quả của công tác phổ cập giáo dục trung học phổ thông. Tăng tỷ lệ học sinh đi học trong độ tuổi  đến 2015 đạt 62%, đến 2020 đạt 65%. Từ 2015 trở đi, 90% học sinh học 2 buổi/ngày; sĩ số học sinh: 35 học sinh/lớp vào năm 2020; 100% các trường đảm bảo đủ phòng thực hành thí nghiệm, phòng tin học, phòng học bộ môn đạt chuẩn theo quy định. Dự báo, khoảng 272.000 học sinh vào năm 2020.

-   Giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề: Lao động qua đào tạo đạt  80% vào năm 2015 và 90% vào năm 2020. Dự báo tỷ lệ học sinh trung học chuyên nghiệp tăng 5%/năm, đến năm 2020 đạt 204.000 học sinh; học sinh học nghề tăng 2%/năm, đến năm 2020 đạt 460.000 học sinh.

-   Giáo dục đại học: Đến năm 2020, xây dựng xong các khu đại học; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại; mở rộng liên kết đào tạo với các cơ sở có uy tín của nước ngoài. Đến năm 2020, có khoảng 70-80% sinh viên đại học được đào tạo theo các chương trình nghề nghiệp - ứng dụng, 20-30% sinh viên được đào tạo theo hướng nghiên cứu. Phấn đấu sau năm 2020, có từ 15% - 20% sinh viên tốt nghiệp đại học có trình độ ngang bằng với sinh viên tốt nghiệp ở các trường đại học hàng đầu trong khối ASEAN. Dự báo đến năm 2020, có khoảng 800.000 sinh viên theo học ở các trường cao đẳng, đại học ở Tp.HCM.

2. Nhu cầu sử dụng đất:

Hiện trạng đất giáo dục năm 2010 là 1.229 ha. Quy hoạch đến năm 2020, tổng diện tích đất giáo dục là 4.849ha, tăng khoảng 3.620ha so với năm 2010 (tăng gấp 4 lần); trong đó:

-   Đất cao đẳng, đại học: Hiện nay, trên địa bàn Tp.HCM có khoảng 112 trường cao đẳng, đại học (53 ĐH, 59 CĐ), tổng diện tích các trường đại học cao đẳng khoảng 1.024ha; quy mô khoảng 704 ngàn sinh viên. Dự báo đến năm 2020, quy mô 800.000 sinh viên, bình quân 31-32m2/sinh viên (bằng khoảng 50% diện tích theo quy chuẩn - 65m2/sinh viên). Tổng diện tích đất quy hoạch cho các trường đại học, cao đẳng khoảng:2.583ha, trong đó: 2.524ha thuộc các khu quy hoạch các trường đại học cao đẳng (Cụm Tây Bắc: 662ha; Cụm phía Đông: 1.044ha; Cụm phía Nam: 818ha); Các trường cao đẳng đại học với diện tích khoảng 59ha nằm ngoài các khu quy hoạch đại học-cao đẳng.

-   Trường dạy nghề: Xây mới, mở rộng 43 trường dạy nghề ở các quận/huyện với diện tích tăng thêm khoảng 191ha (cụ thể ở phụ lục 11/BT).

-   Trường khuyết tật: Xây mới 7 trường dạy trẻ em khuyết tật và dạy nghề ở các quận/huyện với diện tích tăng thêm khoảng 8ha (cụ thể ở phụ lục 11/BT).

-   Trung tâm giáo dục thường xuyên: Xây mới 6 trung tâm ở các quận/huyện với diện tích tăng thêm khoảng 2-3ha (cụ thể ở phụ lục 11/BT).

-   Trung học phổ thông: Xây dựng 63 trường THPT ở các quận/huyện, tổng diện tích tăng thêm 121ha.

-   Diện tích đất quy hoạch xây dựng các trường trung học cơ sở, trường tiểu học, trường mầm non-mẫu giáo và đất kêu gọi đầu tư giáo dục, tổng diện tích khoảng: 714ha (cụ thể từng công trình sẽ được thể hiện trong QHSDĐ cấp dưới, theo TT-19 của Bộ TNMT). Trong đó, đến năm 2020 đất dành cho giáo dục mầm non tăng thêm là 171,84 ha với tổng số trường xây mới và mở rộng là khoảng 330 trường (đến năm 2015 là tăng thêm 115,35 ha; đến năm 2020 tăng thêm 56,50 ha; đính kèm danh mục).

Chính phủ phân khai trên địa bàn Tp.HCM: 8.956ha. Tuy nhiên, với điều kiện đặc thù ở thành phố Hồ Chí Minh, đất giáo dục đến năm 2020: 4.849ha (thấp hơn 4.107ha so với phân khai Chính phủ do chỉ tiêu đất giáo dục Bộ Tài nguyên và Môi trường tính toán là 20 m2/học sinh, trong đó định mức đất giáo dục trên địa bàn thành phố là 10m2/ học sinh). Do đó, trong quá trình triển khai lập quy hoạch sử dụng đất thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Quy hoạch-Kiến trúc và Ủy ban nhân dân 24 quận huyện cập nhật đầy đủ các công trình của ngành giáo dục đến năm 2020 vào Báo cáo quy hoạch sử dụng đất thành phố.

    Trên đây là nội dung báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường.

      Tải phụ lục tại đây


Số lượt người xem: 3575    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm