■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở Khu nhà ở tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè của Công ty TNHH Đầu tư Phước Kiển  (29/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất tại 298 Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Tây, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh  (29/04)
■  Danh sách các đơn vị hoạt động đo đạc bản đồ trên địa bàn TPHCM (cập nhật đến ngày 29/4/2025)  (29/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất Chung cư Green Hills thuộc khu dân cư đô thị mới Vĩnh Lộc, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh  (29/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất tại phường 4, quận 8 do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Địa ốc Khang Gia sử dụng theo Quyết định số 4304/QĐ-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố  (29/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá  (29/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất tại số 09 đường Nguyễn Văn Bá, phường Bình Thọ, thành phố Thủ Đức (Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà Thành phố)  (29/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá đất tại khu đất thuộc dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở tại xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè  (29/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất Chung cư cao tầng và thương mại dịch vụ văn phòng tại số 510 đường Kinh Dương Vương, phường An Lạc A, quận Bình Tân  (29/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất 4.767,1m2 tại phường An Lạc, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh  (29/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
5
0
8
1
6
5
1
Tin tức sự kiện 12 Tháng Tám 2013 11:30:00 SA

“Xanh hóa” doanh nghiệp: Khó nhất từ đâu?

Sản xuất và tiêu thụ được xem là bền vững khi việc sản xuất và tiêu thụ đó đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn. Đồng thời, giảm thiểu lượng chất thải và các chất ô nhiễm phát thải trong suốt vòng đời sản phẩm, tránh gây nguy hại đến các nhu cầu của thế hệ sau. Đây cũng là xu thế mà thị trường thế giới đang hướng tới. Tuy nhiên, để có thể đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều việc phải làm.

Hệ thống xử lý bụi tại một doanh nghiệp sản xuất ở quận Gò Vấp. Ảnh: PHẠM KIM NGÂN

Lộ trình sản xuất xanh, cần dài hơi

Theo Tiến sĩ Nguyễn Duy Bình, để đạt được yêu cầu sản xuất xanh, doanh nghiệp cần phải áp dụng giải pháp kỹ thuật mới, sáng tạo trong thiết kế và cải tiến sản phẩm, chú trọng đến quá trình sản xuất như khuyến khích áp dụng sinh thái công nghiệp, sản xuất sạch hơn, sản xuất xanh, thiết kế sản phẩm bền vững, đánh giá vòng đời sản phẩm… Việc áp dụng sản xuất xanh không những giúp doanh nghiệp cải thiện hình ảnh của mình trong mắt người tiêu dùng mà quan trọng hơn, doanh nghiệp cũng thu được những lợi ích trực tiếp nhờ tiết giảm chi phí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Ông Mã Kê Hiền, Phó giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng cho rằng, lợi ích thu được từ sản xuất xanh còn có thể nhiều hơn thế. Tuy nhiên, cái khó nhất để xanh hóa một doanh nghiệp chính là sự dè dặt của lãnh đạo doanh nghiệp. Vì ngay từ đầu họ phải bỏ ra khoản kinh phí không nhỏ để cải tạo hệ thống trang thiết bị sản xuất. Khoản kinh phí này doanh nghiệp có thể được hoàn lại nhờ tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất nhưng nó chiếm thời gian khá dài. Trên thực tế rất ít doanh nghiệp đủ sự tin cậy cần thiết cũng như chấp nhận bỏ ra khoản đầu tư này.

Đồng thuận với quan điểm trên, Tiến sĩ Lê Hoàng Việt, Trưởng phòng kỹ thuật Nhà máy sữa Trường Thọ, Công ty cổ phần Sữa Vinamilk cho biết, để có thể trở thành nhà máy đạt tiêu chuẩn xanh do thành phố đặt ra nói riêng và đạt được chứng chỉ môi trường của quốc tế, công ty đã xây dựng kế hoạch với lộ trình hơn 10 năm. Đơn cử, vào năm 2002, nhà máy xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống xử lý nước thải với công suất 1.200m3/ngày đêm, đảm bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại A. Đến năm 2004 tiếp tục hoàn thiện lại hệ thống xử lý khí thải lò hơi. Riêng từ năm 2005 đến nay hoàn tất việc xây dựng hệ thống thu gom quản lý và chuyển giao chất thải nguy hại; đầu tư thay mới các dây chuyền sản xuất cũ, lạc hậu có năng suất thấp và tiêu tốn nhiều năng lượng bằng các thiết bị công nghệ hiện đại, giúp giảm thiểu chất thải ô nhiễm phát sinh và thân thiện môi trường. Đồng thời, áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn bằng cách sắp xếp lại hệ thống dây chuyền sản xuất, loại bỏ một số công đoạn không hợp lý để giảm thiểu tổn thất năng lượng không cần thiết; chuyển sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch sang khí tự nhiên CNG để giảm sức ép cho nguồn cung năng lượng hóa thạch; đầu tư hệ thống cấp nước nóng bằng năng lượng mặt trời… Không dừng lại cải tạo cơ sở vật chất, nhà máy nghiên cứu và sử dụng những nguyên vật liệu có khả năng phân hủy hoặc tái chế sau khi sử dụng.

Mạnh tay thay đổi

Theo Tiến sĩ Lê Văn Khoa, Đại học Bách khoa TPHCM, không phải ngẫu nhiên mà Chính phủ lại chọn mục tiêu phát triển nhanh, bền vững. Trong đó, tập trung ưu tiên doanh nghiệp chuyển đổi theo hướng phát triển xanh. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động vận động ưu tiên tiêu dùng sản phẩm xanh trong cộng đồng. Điều này thể hiện xu hướng tất yếu trên thế giới đang tập trung phát triển xanh và nước ta cần phải có sự chuyển đổi để từng bước thích ứng và bắt nhịp cùng xu hướng này.

Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định, bộ đang triển khai chương trình nhãn xanh Việt Nam với mục tiêu chính là khuyến khích các mẫu hình sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện môi trường. Đây sẽ là tiền đề chuẩn bị cho hoạt động dán nhãn và phổ biến thông tin các sản phẩm thân thiện môi trường đến toàn xã hội. Xây dựng lộ trình từ nay đến năm 2020 áp dụng chính sách mua sắm xanh.

Riêng tại TPHCM, để chủ động đón xu thế phát triển mới, thành phố đã đồng loạt triển khai nhiều chương trình khuyến khích doanh nghiệp sản xuất xanh như hỗ trợ vốn đầu tư công trình xử lý chất thải; thành lập các quỹ hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp giảm thiểu ô nhiễm; xây dựng mạng lưới chuyên gia sản xuất sạch hơn; ưu tiên hỗ trợ tư vấn kỹ thuật cho những doanh nghiệp có nhu cầu cải tạo hệ thống trang thiết bị sản xuất để cải tạo hiệu suất sử dụng năng lượng… Không dừng lại đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện ký kết liên tịch với các đoàn thể, tổ chức xã hội đẩy mạnh phong trào bảo vệ môi trường, hưởng ứng các chiến dịch kêu gọi ưu tiên tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường như chương trình 3T (tiết giảm, tái chế, tái sử dụng); Tiêu dùng xanh… Vấn đề còn lại là các doanh nghiệp chủ động đến đâu để có thể nắm bắt kịp thời xu thế phát triển mới. Từ đó xây dựng lộ trình điều chỉnh thích hợp để cải thiện hoạt động sản xuất cũng như sản phẩm của mình theo hướng xanh hơn, sạch hơn và phát triển bền vững hơn.

MINH XUÂN


 


Số lượt người xem: 4403    
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm