■  Thực hiện Đề án “Quản lý đất đai và phương hướng sử dụng đất đai hiệu quả trên địa bàn TPHCM” giai đoạn 2023-2025  (26/04)
■  Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết số 98/2023/QH15 giai đoạn 2024 - 2025  (26/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá tại nhà đất số 181 đường Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất khu nhà ở thuộc phường 3, quận 4 do Công ty Xây dựng và Phát triển nhà quận 4  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá đất tại nhà đất số 63-65 đường Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá tại khu đất số 2 - 4 - 6 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, quận 1  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá tại nhà đất số 241 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 4, quận 3  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất tại số 17 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng xác định giá đất đối với khu đất thuê tại số 97 Pasteur, phường Bến Nghé, Quận 1  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất tại số 132 đường Hàm Nghi, phường Bến Thành, quận 1  (25/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
7
4
8
6
2
6
Thông tin hoạt động 10 Tháng Sáu 2015 7:55:00 SA

Cải cách hành chính về đất đai: Minh bạch và đơn giản hóa

Bộ TN&MT xác định, cải cách hành chính (CCHC) để đảm bảo công tác quản lý Nhà nước đồng thời tạo ra sự đơn giản, dễ dàng hơn cho người dân thực hiện và tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi thu hút nhà đầu tư. Đất đai là lĩnh vực được Bộ TN&MT đẩy mạnh CCHC bởi đây là lĩnh vực nhạy cảm, là nguồn lực lớn cho phát triển, lại liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân và nhà đầu tư.

 

 





Ảnh minh họa

 
 
 

Những dấu mốc quan trọng

Dấu mốc quan trọng trong CCHC về đất đai là việc Bộ TN&MT đã công bố bộ TTHC về đất đai theo hướng cải cách đơn giản, rút gọn quy trình, cắt giảm một số loại giấy tờ, thuận tiện trong việc nộp hồ sơ và nhận kết quả, cắt giảm thời gian và chi phí thực hiện.

 

Hiện, lĩnh vực đất đai có  41 thủ tục đối với nơi đã thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp (giảm 30 thủ tục) và 62 thủ tục đối với nơi chưa thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp (giảm 9 thủ tục); rà soát, bãi bỏ một số thủ tục, công việc không cần thiết trong giao đất, cho thuê đất và đăng ký, cấp giấy chứng nhận.

 

Cùng với đó, Bộ TN&MT đã đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai nhằm đơn giản và rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính. Bộ quy định cụ thể nơi nộp hồ sơ và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) thông qua bộ phận một cửa; quy định rõ thời gian không quá 3 ngày sau khi có kết quả giải quyết TTHC phải trả kết quả cho tổ chức, cá nhân, trừ thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính.

 

Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp, các tổ chức sử dụng đất được nộp hồ sơ tại các chi nhánh nơi gần nhất, qua đó đã giúp tiết kiệm được chi phí đi lại trong quá trình thực hiện thủ tục. Đến nay, hầu hết các địa phương đã có đề án thành lập Văn phòng đăng ký đất đai và tổ chức phát triển quỹ đất và đã có 13/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập, kiện toàn Văn phòng đăng ký đất đai một cấp.

 

Nhằm đảm bảo thuận lợi cho nhà đầu tư tiếp cận đối với đất đai, rút ngắn thời gian thực hiện dự án đầu tư, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành tiếp tục hoàn thiện cơ chế Nhà nước chủ động tạo quỹ đất sạch; quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế để nhà đầu tư tham gia đấu giá quyền sử dụng đất, rút ngắn thời gian thực hiện, sớm có mặt bằng thực hiện dự án.

 

Thể chế, chính sách ngày càng hoàn thiện

Muốn cải cách thủ tục hành chính, phải cải thiện cơ chế, thể chế. Chính vì vậy, ngay trong quá trình xây dựng Luật Đất đai 2013, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ TN&MT đã đặt yêu cầu CCTTHC và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật.Cho đến nay, Chính phủ đã ban hành 9 Nghị định (trong đó Bộ TN&MT tham mưu xây dựng 5 Nghị định và Bộ trưởng Bộ TN&MT đã ban hành 23 Thông tư (trong đó có 04 Thông tư liên tịch) quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.

 

Công tác rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật về đất đai được tích cực tổ chức, với trọng tâm của năm 2015 là kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành Luật do các địa phương ban hành.

 

Song song đó, việc tổ chức thực hiện kịp thời và bằng nhiều hình thức công tác tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai đã giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhận thức đúng, đầy đủ về những nội dung đổi mới của Luật Đất đai để từ đó thực thi pháp luật được tốt hơn.

 

Mới đây nhất, Bộ TN&MT đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc công khai thông tin liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai trên trang thông tin điện tử; đồng thời gửi danh sách các trường hợp vi phạm và tình hình xử lý vi phạm về Bộ TN&MT để công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ.

 

Tiếp tục cải cách và giám sát trên diện rộng

Tại cuộc họp về thực hiện CCHC trong lĩnh vực TN&MT diễn ra cuối tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, trong đó có Bộ TN&MT rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo hướng xác định rõ thủ tục, xác định mức độ cần thiết của thủ tục. Đối với những thủ tục cần giữ lại phải được công khai, minh bạch, được hướng dẫn rõ ràng để người dân chỉ phải đến một lần, vừa đảm bảo công tác quản lý Nhà nước nhưng đơn giản, dễ dàng hơn cho người dân thực hiện.

 

Thực tế, trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai thuộc trách nhiệm của ngành TN&MT các báo cáo đánh giá tác động, trong đó có báo cáo tác động của các TTHC trong lĩnh vực đất đai được thực hiện thường xuyên. Thông qua việc kiểm soát và thẩm định chặt chẽ nội dung báo cáo đánh giá tác động đã góp phần tinh giản, cắt gọn được nhiều thủ tục, nhiều loại giấy tờ không cần thiết và rút ngắn hơn thời gian thực hiện.

 

Mặc dù vậy, Bộ cũng gặp khó khăn bởi việc thực hiện các TTHC về đất đai chủ yếu do chính quyền các địa phương tổ chức nhưng Bộ lại là cơ quan thanh, kiểm tra. Để chấn chỉnh kịp thời đối với tất cả các địa phương Bộ TN&MT kiến nghị, Quốc hội, Chính phủ quan tâm bố trí kinh phí để tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát trên diện rộng việc thực thi các quy định về TTHC về đất đai tại các địa phương.

 

 

 

Theo Website Bộ TNMT.


Số lượt người xem: 6588    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm