• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
4
6
4
0
8
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 01 Tháng Hai 2016 8:50:00 SA

Đến năm 2020, TP.HCM giảm 90% ô nhiễm nước mặt

 

 

(TN&MT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM khóa X  tiếp tục lựa chọn Chương trình giảm ô nhiễm môi trường là một trong những chương trình trọng điểm của TP.HCM giai đoạn 2016 – 2020. Trong đó, TP.HCM phấn đấu đến năm 2020 đạt được nhiều mục tiêu quan trọng: giảm 90%  mức độ ô nhiễm  nguồn nước mặt so với năm 2011; 90%  nguồn khí thải công nghiệp có nguồn thải tập trung được xử lý đạt quy chuẩn môi trường.

 

Nhiều mô hình BVMT được nhân rộng

Ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM cho biết: Qua 5 năm triển khai Chương trình giảm ô nhiễm giai đoạn 2011 - 2015, TP.HCM đã ban hành và thực hiện nhiều giải pháp, kế hoạch cụ thể, đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường.

 

Trong đó, TP.HCM đã kiểm soát 3.370 nguồn thải, trong đó nguồn thải có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường với lưu lượng từ 50 m3/ngày trở lên khoảng 82%; từ 30-50 m3/ngày trở lên khoảng 69,5%; từ 10-30 m3 / ngày trở lên khoảng 60,5%. Về khí thải: trong 999 nguồn thải có phát khí thải tại nguồn có khoảng 72% nguồn thải có hệ thống xử lý khí thải.

 

Đến nay, 100% các KCN, KCX, Khu công nghệ cao  đầu tư và vận hành tốt hệ thống xử lý nước thải tập trung
Đến nay, 100% các KCN, KCX, Khu công nghệ cao đầu tư và vận hành tốt hệ thống xử lý nước thải tập trung

 

100% KCN, KCX,  khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường; đến tháng 10/2015, đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại cửa xả các khu và thiết lập đường truyền dữ liệu quan trắc về Sở TN&MT  để giám sát thường xuyên, liên tục và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.

 

TP.HCM đã dành nhiều nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải, bờ kè các tuyến kênh. Do đó, mỹ quan đô thị và chất lượng mơi trường đã cải thiện hơn. Theo kết quả giám sát chất lượng môi trường, năm 2015 đã được cải thiện nhiều so với năm 2011: Về chất lượng mặt nước, cải thiện đối với chỉ tiêu dinh dưỡng và hữu cơ; khu vực nội thành giảm khoảng 26 - 79% đối với chỉ tiêu hữu cơ và 04 – 89% đối với chỉ tiêu dinh dưỡng; riêng kênh Nhiêu lộc - Thị nghè có nồng độ ô nhiễm giảm đáng kể nhất, cụ thể chỉ tiêu dinh dưỡng giảm 89%, chỉ tiêu hữu cơ giảm 79%. Khu vực ngoại thành: hầu hết chất lượng nước các tuyến kênh rạch ngoại thành đề đạt QCVN 08:2008/BTNMT. Về chất lượng không khí: chỉ tiêu CO giảm 62%, chỉ tiêu bụi giảm khoảng 57%, chỉ tiêu NO­2 giảm khoảng 28%.

 

 Ngoài ra, TP.HCM đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm gìn giữ môi trường và ý thức chấp hành phát luật về bảo vệ môi trường tron cộng đồng bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, sinh động. Theo kết quả khảo sát trên 2.000 người thì tỷ lệ học sinh, hộ gia đình và cơ sở kinh doanh cá thể có nghe tuyên truyền về các quy định bảo vệ môi trường chiếm 54 – 97%.

Nhiều mô hình bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng đã được nhân rộng tại TP.HCM
Nhiều mô hình bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng đã được nhân rộng tại TP.HCM

 

Ông Nguyễn Văn Phước cho biết: Trong những năm qua, nhiều sáng kiến, mô hình bảo vệ môi trường của các cấp các ngành được quan tâm và đang triển khai thực hiện thí điểm tại các địa phương, trường học, làm góp phần nâng cao nhận thức của một bộ phận người dân Thành phố. Cụ thể như mô hình Câu lạc bộ Phụ nữ bảo vệ môi trường; Mô hình “Khu nhà trọ công nhân xanh, sạch, đẹp”; Mô hình “Câu lạc bộ Cựu chiến binh tham gia bảo vệ môi trường”,  thí điểm Chương trình “Con hẻm xanh”, “Con hẻm xanh, sạch, đẹp”; Mô hình khu phố không rác, các hộ gia đình đăng ký thu gom rác, nộp phí vệ sinh đúng quy định, không xả rác bừa bãi, duy trì việc quét rác thường xuyên trước cửa nhà…

 

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Phước, thời gian qua, việc kiểm soát ô nhiễm còn chưa đồng bộ, dữ liệu về các nguồn thải chưa thống nhất, thiếu phần mềm cập nhập dữ liệu  nguồn thải trực tiếp từ địa phương.

 

Thành phố cũng đang  gặp khó khăn cho  quá trình kêu gọi  đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại các Cụm công nghiệp; các doanh nghiệp có nguồn thải thấp chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể…nên  nguồn vốn không lớn, gặp khó khăn trong việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải.

 

Trong giai đoạn 2011 – 2015, UBND Thành phố không có chủ trương đầu tư  các dự án xử lý chất thải rắn; công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu  là chôn lấp hợp vệ sinh chiếm khoảng 63%, tỷ lệ  làm phân compost, tái chế còn thấp.

 

Nhiều mục tiêu kéo giảm ô nhiễm

Để khắc phục khó khăn hạn chế trên, tiếp tục hoàn thành các mục tiêu giảm ô nhiễm môi trường, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM khóa X tiếp tục lựa chọn Chương trình giảm ô nhiễm trở  thành 1 trong 7 chương trình đột phá của thành phố trong giai đoạn 2016 – 2020.

 

Mục tiêu của giai đoạn này, TP.HCM phấn đấu 95% các cơ sở sản xuất, thương mại, dịch vụ có lưu lượng nước thải từ 10m3/ ngày đêm trở lên có hệ thống xử lý  đạt quy chuẩn môi trường; giảm 90%  mức độ ô nhiễm  nguồn nước mặt so với năm 2011; 90%  nguồn khí thải công nghiệp có nguồn thải tập trung được xử lý đạt quy chuẩn môi trường; 100% nước thải y tế được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn môi trường; giảm 70% ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông  so với năm 2011;  55% tổng lượng  nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý tập trung đạt quy chuẩn môi trường.

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè được cải tạo đã góp phần kéo giảm ô nhiễm nguồn nước
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè được cải tạo đã góp phần kéo giảm ô nhiễm nguồn nước

 

Đồng thời, Thành phố tiếp tục kiểm tra, giám sát, duy trì 100% các KCN, KCX, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp ( có chủ đầu tư cơ sở hạ tầng) có hệ thống xử lý nước thải tập trung và hệ thống quan trắc nước thải tự động có đường truyền dữ liệu về  cơ quan quản lý  nhà nước về bảo vệ môi trường để giám sát.

 

Sở TN&MT sẽ  kiểm tra, giám sát, duy trì 100% tổng lượng chất thải rắn thông thường ở đô thị, chất thải nguy hại, chất thải rắn y tế được lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế và tái sử dụng  đảm bảo quy chuẩn môi trường.

 

Nguồn: Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường.

 

 

 


Số lượt người xem: 4612    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm