• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
5
0
1
4
8
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 26 Tháng Tám 2015 8:30:00 SA

Xây dựng Báo cáo INDC: Nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu

 


 





Phó Cục trưởng Cục KTTV & BĐKH Nguyễn Khắc Hiếu

 
 
Việc xây dựng báo cáo Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC) đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nước trên thế giới nhằm góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu Trái Đất. Việt Nam cũng đang thực hiện báo cáo này thể hiện nội lực của mình trong công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu. Để hiểu rõ hơn về quá trình xây dựng Báo cáo INDC, Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu thuộc Bộ TN&MT.
 

 

 

* Thưa Phó Cục trưởng, việc xây dựng INDC của Việt Nam được xây dựng với mục tiêu và những nội dung cụ thể nào thưa ông?

 

Phó Cục trưởng Nguyễn Khắc Hiếu: - Các nước tham gia Công ước khí hậu (UNFCCC) đã thống nhất xây dựng Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết (NDC) được thông qua tại Hội nghị lần thứ 21 (COP 21) tại Paris, Pháp tháng 12 năm nay. Để thực hiện báo cáo này cho Việt Nam, Bộ TN&MT đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan đang khẩn trương tiến hành xây dựng báo cáo INDC của Việt Nam và nộp lên Ban Thư ký Công ước đúng thời hạn.

 

INDC của Việt Nam được xây dựng với tinh thần tôn trọng nguyên tắc của Công ước khí hậu về “trách nhiệm chung nhưng có sự phân biệt”, công bằng và phù hợp với bối cảnh của một nước đang phát triển. Mục tiêu của INDC là cung cấp các thông tin ban đầu về mức đóng  góp dự kiến của Việt Nam với các thông tin rõ ràng, minh bạch, có định lượng và kỳ vọng về giảm phát thải khí nhà kính và hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ được thực hiện tại Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2030 cho UNFCCC.

 

INDC của Việt Nam bao gồm hai hợp phần là giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu. Hợp phần giảm nhẹ bao gồm các thông tin và mức đóng góp dự kiến định lượng, khả thi và có kỳ vọng về giảm phát thải dựa trên sự tăng cường các bể hấp thụ khí nhà kính của Việt Nam bằng các nỗ lực quốc gia cũng như các đóng góp khi có thêm hỗ trợ tài chính, công nghệ cũng như tăng cường năng lực từ các nước phát triển và các tổ chức quốc tế. Để đạt được các mục tiêu giảm khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường (BAU) của Việt Nam các phương án giảm khí thải nhà kính tiềm năng sẽ được thực hiện trong các lĩnh vực như năng lượng, giao thông vận tải, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, chất thải được xây dựng và đánh giá.

 

Hợp phần thích ứng bao gồm các thông tin và mức đóng góp của Việt Nam liên quan tới thích ứng với biến đổi khí hậu được thực hiện trong cùng giai đoạn trên. INDC của Việt Nam ở hợp phần này xác định các hành động ưu tiên thích ứng với biến đổi khí hậu đối các lĩnh vực nhạy cảm trước tác động của biến đổi khí hậu trong nông nghiệp, tài nguyên nước và vùng ven bờ. Trong giai đoạn 2021 – 2030 hành động thích ứng của Việt Nam bao gồm việc chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát khí thải, đảm bảo an sinh xã hội, ứng phó với nước biển dâng và ngập lụt đô thị. Trong quá trình xây dựng, INDC của Việt Nam được tham vấn rộng rãi các bên có liên quan và Việt Nam sẽ hoàn thành gửi INDC cho UNFCCC trước COP 21. Chúng ta có được sự hỗ trợ đầy đủ như vậy, đã thể hiện nỗ lực to lớn và có kỳ vọng của Chính phủ Việt Nam cùng cộng đồng thế giới ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo vệ Trái đất và phát triển bền vững trong thời gian tới.

 

* Vậy đâu là những sáng kiến mang “màu sắc” riêng của Việt Nam trong việc xây dựng INDC, thưa ông?

 

Phó Cục trưởng Nguyễn Khắc Hiếu: - Sáng kiến của Việt Nam là  chúng ta đã vận dụng các hướng dẫn đã có trong việc thực hiện so sánh với mức phát thải trong các kịch bản phát triển thông thường, qua đó, thấy được mức độ trong nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của các ngành nông nghiệp, năng lượng, giao thông vận tải. Đặc biệt như chúng ta đã có những phương án về nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, phát triển năng lượng phi hóa thạch, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thủy điện nhỏ…Đấy là những sáng kiến mà chúng ta đã có những kinh nghiệm khi thực hiện các dự án mà trước năm 2020. Đặc biệt là những dự án thực hiện cơ chế phát triển sạch (CDM) trong thời gian qua.

 

* Phát thải khí nhà kính được xem là tác nhân chính  gây ra biến đổi khí hậu. Vậy trong thời tới Việt Nam có tập trung cho việc giảm thiểu khí thải phát sinh trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiên liệu hóa thạch làm chất đốt như nhiệt điện than không, thưa Phó Cục trưởng?

 

Phó Cục trưởng Nguyễn Khắc Hiếu: - Thực tế, than được sử dụng cho nhiệt điện là một nguồn phát thải tương đối lớn. Tuy nhiên, vẫn phải thấy rằng trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước thì chúng ta ngoài việc sử dụng năng lượng tái tạo thì vẫn phải dựa vào năng lượng hóa thạch cho việc phát điện nhưng theo hướng xanh, bền vững bằng việc sử dụng các công nghệ than sạch. Hiện nhà nước cũng đang có nhiều chương trình, dự án phát triển năng lượng tái tạo, như năng lượng mặt trời, địa nhiệt…Như vậy thì hiệu quả năng lượng tăng lên, việc sử dụng năng lượng hóa thạch sẽ giảm đi.

 

* Vậy ông có thể cho biết, Việt Nam đang sử dụng phương pháp nào để đánh giá hiệu suất giảm phát thải khí nhà kính để đóng góp cho INDC,  thưa ông?

 

Phó Cục trưởng Nguyễn Khắc Hiếu: - Thứ nhất chúng ta đang sử dụng các mô hình mà hiện quốc tế có khuyến cáo. Việt Nam cũng thực hiện những mô hình này để xây dựng và đánh giá phương án giảm thiểu khí nhà kính định lượng trong quá trình xây dựng báo cáo quốc gia trước đây. Ví dụ như trong năng lượng chúng ta đã sử dụng mô hình về tiết kiệm điện trong gia đình sử dụng năng lượng tái tạo. Trong lâm nghiệp, thay đổi sử dụng đất sử dụng công nghệ đánh giá làm tăng các bể chứa các bon hiện tại thông qua việc bảo vệ rừng bền vững, trồng rừng và tái tạo rừng. Đây là những phương pháp luận mà quốc tế đang khuyến cáo và Việt Nam đang áp dụng. Đóng góp INDC về sau sẽ được đưa ra xem xét để đánh giá tại các kỳ sau, phải chứng minh hoạt động cắt giảm là có thật, cho thấy hiệu quả kinh tế môi trường cũng như các khoản dự án đã được đầu tư đúng .

 

* Trong thời gian tới Việt Nam sẽ định hướng những gì để giảm phát thải khí nhà kính và Việt Nam sẽ đệ trình những gì trong Báo cáo INDC gửi Liên Hiệp Quốc, thưa ông?

 

Phó Cục trưởng Nguyễn Khắc Hiếu: - Theo quy định quốc tế, các nước sớm đệ trình INDC trước báo cáo COP 21, Việt Nam cũng không nằm ngoài nỗ lực này. Trong nước, chúng ta đã xây dựng báo cáo INDC và sẽ xin ý kiến các Bộ, ngành trước khi trình Chính phủ phê duyệt gửi cộng đồng quốc tế.

 

Với định hướng giảm phát thải khí nhà kính thì chúng ta đều biết, phát thải cơ sở của Việt Nam trong trường hợp không có lâm nghiệp thay đổi sử dụng đất thì đến năm 2030 thì mức phát thải của Việt Nam đã công bố với quốc tế trong báo cáo cập nhật 2 năm 1 lần gửi Ban thư ký Công ước vào năm 2014 thì mức phát thải là 787 triệu CO2 tương đương thì bây giờ chúng ta đưa ra cái mức nếu có sự hỗ trợ từ quốc tế thì chúng ta sẽ giảm 25%, còn trường hợp quốc gia tự quyết định thì mức phát thải là 12,5% của 787 triệu CO2 tương đương.

* Xin trân trọng cảm ơn ông !

 

 

 

 

 

Nguồn: Website Bộ TNMT.


Số lượt người xem: 3987    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm